Sản xuất công nghiệp tăng thấp so với nhiều năm qua
Ngày 29-7, Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7-2020 chỉ tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngành Dệt may gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Tính chung 7 tháng của năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Trong đó, so với cùng kỳ năm 2019, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,2% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,7%), đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,1%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,8%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đối diện với bất ổn do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn.
Trong 7 tháng qua, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như: Sản xuất xe có động cơ giảm 15,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,9%; đồ uống giảm 6,3%; trang phục giảm 4,6%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 4,2%...
Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm 2019, gồm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,1%; khai thác quặng kim loại tăng 15,7%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,2%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,1%; thuốc lá, hóa chất và sản phẩm hóa chất cùng tăng 7,4%.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 7-2020 đạt 23 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7-2020 của cả nước đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,5%.
So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tháng 7-2020 tăng nhẹ ở mức 0,3%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,9%.
Tính chung 7 tháng của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 95,03 tỷ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.
Đến nay, có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu, như điện thoại và linh kiện đạt 25,7 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,1 tỷ USD; hàng dệt may đạt 16,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,4 tỷ USD; giày dép đạt 9,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,1 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD; sắt thép đạt 2,5 tỷ USD...
Tuy nhiên, do nhập khẩu giảm khá mạnh nên tính chung 7 tháng qua, cán cân thương mại đạt mức xuất siêu 6,5 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.
Anh MinhĐại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.