Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm giá thành và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường
Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp giúp cải thiện năng suất chất lượng sản phẩm.
Công nghệ cao có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng. Việc xây dựng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã tạo hiệu ứng bước đầu, làm đòn bẩy để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong thời kỳ hội nhập. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, do đó quy mô sản xuất được mở rộng và đạt năng suất cao.
Việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ sở trồng trọt hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp.
Do không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết nên có thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn, đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên là năng suất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn.
Mặt khác môi trường nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao hơn đồng thời chống chịu sâu bênh lớn hơn. Cây giống khi đưa vào sản xuất được thử nghiệm đã được sàng lọc đưa về để gieo trồng trong hệ thống nhà lưới và nhà kính. Nguồn đất đã được xử lý tơi xốp, sau đó được trộn phân hữu cơ và ủ nylon nhằm tiêu diệt hết các ấu trùng sâu bệnh, ngoài ra phân bón hữu cơ được tưới nhỏ giọt thông minh, kiểm soát dinh dưỡng đến từng cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học. Cây trồng với công nghệ tiên tiến. Nguồn nước cung cấp được lọc xử lý và kiểm tra định kỳ, rau trồng được cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài nhờ những tấm nilon đặc biệt.
Thông qua các đề tài, chương trình, dự án nên nhiều doanh nghiệp, hộ nông nghiệp đã triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trên cây trồng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Global Gap, Viet Gap, an toàn dịch bệnh, các chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây ăn trái.
Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Với việc tiết kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, quá trình sản xuất dễ dàng đạt được hiệu quả theo quy mô và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm đủ để cung cấp cho quá trình chế biến công nghiệp, dây chuyền sản xuất khép kín cây giống, ươm, chăm sóc, thu hoạch trong nhà lưới với hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel và Japan đã cho năng xuất và chất lượng sản phẩm hơn hẳn cách sản xuất truyền thống.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là công nghệ sinh học đã mang lại hiệu quả khá và đang được nhân rộng. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn cho thấy hiệu quả xã hội rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người...
Để đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ cao, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, trước tiên cần tăng cường ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh sản xuất, quảng bá các chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh, để cung cấp đến cho nông dân, góp phần phát triển bền vững, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng và phát triển hơn nữa, đào tạo và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô hình liên kết 4 nhà gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ là hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nhật ThăngTối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.