Sáng 11/8: VN ghi nhận 15 ca tử vong kể từ khi đại dịch xảy ra
Bộ Y tế công bố, Việt Nam đã ghi nhận 15 ca tử vong có liên quan đến COVID-19 kể từ khi đại dịch xảy ra. Các trường hợp tử vong đều đã có sẵn bệnh lý nền.
Khuya ngày 10/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là trường hợp tử vong do COVID-19 thứ 15 kể từ khi đại dịch xảy ra tại Việt Nam.
Bệnh nhân 522 (BN 522): bệnh nhân nam, 68 tuổi, địa chỉ: Thăng Bình, Quảng Nam.
Tiền sử: :Suy thận mạn tính, ung thư thận di căn phổi, đái tháo đường type 2.
Ngày 09/7, bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Thận Nội tiết Bệnh viện Đà Nẵng, điều trị nhiều đợt, ra viện ngày 22/7 và trở về Quảng Nam;
Ngày 30/7, bệnh nhân có kết quả dương tính SARS-COV-2;
Ngày 31/7, do tuổi cao, suy kiệt, bệnh nhân được Sở Y tế Quảng Nam chuyển đến Trung tâm cách ly và điều trị COVID-19 – Bệnh viện Trung ương Huế, cơ sở 2, được chẩn đoán: COVID-19 trên bệnh nhân suy thận mạn, ung thư thận trái di căn phổi, đái tháo đường type 2;
Từ ngày 31/7 - 05/8, bệnh nhân diễn tiến nặng có biểu hiện suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, sốt cao liên tục;
Ngày 10/8, bệnh nhân lơ mơ, tim đập rời rạc, huyết áp tụt, sau khi hồi sức có mạch trở lại; 16h00: bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận mạch; 17h30: bệnh nhân tử vong.
Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi nặng do COVID-19, biến chứng suy hô hấp nặng, tắc động mạch phổi trên bệnh nhân ung thư thận, di căn bàng quang và phổi, suy thận mạn tính, đái tháo đường type 2.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng cũng thông tin về trường hợp tử vong do COVID-19 thứ 14 kể từ khi đại dịch xảy ra tại Việt Nam.
Bệnh nhân 436 (BN 436): bệnh nhân nam, 66 tuổi, quê quán: Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Tiền sử: Suy thận mạn giai đoạn cuối, đã ngừng tim nhiều lần tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Từ ngày 06/7 – 27/7, bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng;
Ngày 26/7, bệnh nhân có kết quả dương tính SARS-COV-2;
Ngày 28/7, bệnh nhân được Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến Trung tâm cách ly và điều trị COVID-19 – Bệnh viện Trung ương Huế, cơ sở 2, được chẩn đoán: COVID-19 biến chứng viêm phổi nặng trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối;
Từ ngày 29/7 - 31/7, bệnh được điều trị theo hướng hồi sức tích cực, thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục ngay từ khi nhập viện;
Ngày 02/8, bệnh nhân mê sâu, thở máy, đặt ECMO, lọc máu liên tục;
Ngày 07/8, bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, tiên lượng rất nặng, đe dọa tử vong;
Ngày 10/8, 8h30: bệnh nhân hôn mê sâu, huyết áp tụt thấp, tim đập rời rạc; 9h00: bệnh nhân tử vong.
Chẩn đoán tử vong: viêm phổi cấp do COVID-19 trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Như vậy trong ngày 10/8 có 4 bệnh nhân tử vong đều mang sẵn bệnh lý nền.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 10/8 đến 6h ngày 11/8, Việt Nam không có ca mắc mới.
Tổng số ca mắc: 847 ca
- Tính đến 6h ngày 11/8: Việt Nam, có tổng cộng 847 ca mắc COVID-19, trong đó 318 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 389 ca.
- Tính từ 18h ngày 10/8 đến 6h ngày 11/8: 0 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 165.983, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.628
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 27.472
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 132.883
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 9 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 36 ca.
- Số ca tử vong: 15 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 399 ca.
Đó là nhận định của TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng đi đột phá để đảo Cát Bà thực sự vươn tầm thế giới, trở thành “hình mẫu” cho các nơi khác.