“Sau cơn mưa trời lại sáng”, NĐT giải ngân khi niềm tin được củng cố
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/12/2022, VN-Index giảm 14,08 điểm (1,34%) xuống 1.038,4 điểm, HNX-Index giảm 0,75 điểm (0,35%) về 212,24 điểm, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (0,11%) còn 72,12 điểm. Toàn sàn có 32 mã tăng trần, 311 mã tăng giá, 849 mã đứng giá, 396 mã giảm giá, 26 mã giảm sàn.
Thanh khoản tăng nhanh trong phiên chiều khiến giá trị giao dịch được đẩy lên cao với gần 18,200 tỷ đồng, tương đương gần 1,14 tỷ đơn vị cổ phiếu được mua bán trong phiên hôm nay.
Giải ngân vốn FDI tăng kỷ lục, thị trường chứng khoán phục hồi, đăng ký doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc… là những minh chứng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, của người dân đã trở lại, những chỉ đạo quyết liệt để khôi phục thị trường chứng khoán đã có hiệu ứng.
Những tín hiệu khởi sắc của ngân vốn FDI
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,4% so với 10 tháng và tăng 10,3% so với 9 tháng (trong năm 2022).
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,19 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xét về đối tác đầu tư, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,78 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24% so với cùng kỳ 2021; Nhật Bản đứng thứ hai với trên hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư, tăng 24,4% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư…
Nhiều chuyên gia cho rằng: "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân". Niềm tin là yếu tố tinh thần nhưng khi đã đi vào lòng dân thì trở thành sức mạnh vật chất to lớn, phục vụ phát triển đất nước.
11 tháng qua trong năm 2022, giải ngân vốn FDI đạt gần 20 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, như nhìn nhận của Thủ tướng Phạm Minh Chính, "họ thấy yên tâm đầu tư thì mới giải ngân".
Thời gian qua, việc các cơ quan chức năng mạnh tay xử lý các vấn đề liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản… có thể phần nào đã tác động đến tâm lý người dân, tâm lý xã hội, tâm lý nhà đầu tư. Thực trạng thị trường chứng khoán, vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản thực sự thử thách niềm tin của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, có thể nói, việc xử lý các doanh nghiệp làm sai, lập lại trật tự, kiểm soát rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nhà đầu tư là cần thiết, giúp minh bạch thị trường để thị trường phát triển bền vững, vì quyền lợi của nhà đầu tư. Càng minh bạch nền kinh tế càng phát triển lành mạnh và ổn định.
"Sau cơn mưa trời lại sáng", niềm tin đã được củng cố. Những chỉ số về giải ngân vốn FDI, thị trường chứng khoán (nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khá mạnh trên thị trường), số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh và trở lại thị trường đã nói lên điều đó.
Thị trường giảm thanh khoản, những giải pháp hữu hiệu nhất chưa hẳn là tiền, mà chính là niềm tin. Niềm tin để chặn đà bán tháo cổ phiếu trên sàn, niềm tin để các trái chủ giữ những trái phiếu doanh nghiệp tốt, phát hành đúng quy định pháp luật. Niềm tin để khách hàng tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán với chủ đầu tư uy tín... Và niềm tin để nhà đầu tư FDI an tâm gửi gắm đồng vốn của mình vào nền kinh tế Việt Nam, để nhìn rõ hơn sự hấp dẫn của thị trường với 100 triệu dân.
Niềm tin không thể tự dưng mà có, mà cần sự nỗ lực của tất cả các bên, từ cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, với sự chân thành, thẳng thắn, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Công việc trước mắt còn nhiều để giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, như Thủ tướng khẳng định tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, khi thấy người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn thì cơ quan nhà nước trách nhiệm càng phải cao, tránh để người dân, doanh nghiệp nghĩ rằng bị bỏ mặc.
"Mất niềm tin là mất tất cả", khi thị trường giữ được niềm tin, sẽ tạo ra nguồn lực to lớn để phát triển đất nước.
Khối ngoại mua ròng kỷ lục trong tháng 11/2022 của TTCK
Tính chung tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 16,000 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua ròng hơn 13.000 tỷ đồng, con số rất ấn tượng, thể hiện rõ nét xu hướng mua vào sau 2 năm bán ròng trước đó. Mới đây nhất, khi vừa được chấp thuận tăng quy mô, quỹ Fubon ETF đã lập tức mua ròng 400 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.
Giao dịch của khối ngoại trong tháng 11 vừa qua trung bình chiếm khoảng 20 - 25% tổng thanh khoản của thị trường, cao hơn đáng kể mức 10 - 15% của giai đoạn "Up trend" và tạo đỉnh của VN-Index. Vì vậy, xu hướng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ tác động đến tâm lý giới đầu tư trong nước, mà đã trở thành trợ lực lớn giúp thị trường phục hồi.
"Khối ngoại có tiềm lực tài chính lớn và việc giải ngân của họ không chỉ trong thời gian ngắn, mà chia ra thời gian dài. Họ giải ngân không chỉ trong 1 phiên, 1 tuần mà sẽ tạo thành trend, với sự quay lại của khối ngoại là điểm nhấn rất tích cực"
Với góc nhìn dài hạn là 1 nhà đầu tư ngoại ông Kakazu Shogo CEO PGT Holdings bày tỏ:
"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".
Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Ông Kakazu Shogo và lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.
Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.
"Xu hướng mua ròng của khối ngoại có thể vẫn sẽ tiếp diễn đến hết năm nay, với vị thế trường vốn và tầm nhìn dài hạn, đây có thể là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cá nhân bám sát và xây dựng chiến lược phù hợp hơn", ông Kakazu Shogo chia sẻ.
Thêm vào đó, TTCK Việt Nam đã phát triển toàn diện về mọi mặt. Vốn hoá toàn thị trường hiện tại đã lên đến 4,5 triệu tỷ đồng cùng với hơn 700 mã chứng khoán được niêm yết bao gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền có đảm bảo,... Định giá thị trường cũng đã hợp lý hơn rất nhiều với P/E VN-Index hiện ở mức 11 lần (thời điểm trên đỉnh 1500 là 17 lần). Vì thế, TTCK đang dần thay đổi những cơ cấu giao dịch trên theo hướng bền vững hơn.
Quay trở lại với cơ hội kinh doanh, khép lại phiên giao dịch ngày 19/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.