Sau dầu thô, châu Âu lại 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' với kim loại từ Nga
Châu Âu lại tranh cãi không dứt về việc có nên cấm vận đối với kim loại từ Nga hay không.
Tháng trước, 13 đại diện ngành công nghiệp đồng tại Sàn giao dịch kim loại London đã được hỏi liệu kim loại Nga có nên bị chặn khỏi các kho của họ hay không. 10 người trong số họ nói "có". Nhưng khi các nhóm tư vấn về nikel và nhôm thảo luận về cùng một câu hỏi, câu trả lời mang tính đồng thuận cao lại là "không".
LME, người ta quyết định cuối cùng, cho biết sẽ không thực hiện cá hành động vượt quá lệnh trừng phạt của các chính phủ - điều giúp cho ngành công nghiệp kim loại không bị rung lắc quá lớn thời gian qua.
Nhưng kết quả của các cuộc thảo luận kín kể trên cũng chỉ ra một thực tế: thế giới không thể chịu thêm một cú sốc nào nữa về nguồn cung kim loại. Thực tế, các kim loại quan trọng như nhôm và đồng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, ngay cả trước khi Nga tấn công Ukraine.
Hiện tại, kim loại của Nga vẫn đang chảy phần lớn đến các nhà máy và công trình xây dựng trên thế giới. Nhiều thương nhân và các nhà chế tạo mua hàng từ các công ty Nga do đã ký hợp đồng từ trước, kéo dài trong nhiều năm.
Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn những người trong ngành cho biết họ sẽ không tham gia vào các hoạt động kinh doanh có liên quan đến Nga. Điều này khiến các nhà sản xuất kim loại của Nga gặp khó trong việc tìm kiếm các hợp đồng mới. Cuối cùng, họ có thể phải cắt giảm sản lượng vào thời điểm các hợp đồng dài hạn kết thúc.
"Chúng tôi nhận thấy từ cơ sở khách hàng của mình, hầu như không có bất kỳ sự quan tâm nào dành cho kim loại của Nga nếu họ có thể tránh được. Và thực tế là họ có thể tránh được", Roland Harings – giám đốc điều hành công ty đồng khổng lồ Aurubis AG – đại diện trong uỷ ban đồng MLE nói.
Câu hỏi đặt ra là tình trạng trên sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường toàn cầu. Nga là nhà cung cấp lớn các kim loại như paladi, nickel, nhôm, thép và đồng. Giá của tất cả kim loại này đều thiết lập mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 3, mặc dù thép mới là mặt hàng duy nhất chịu các lệnh trừng phạt cho đến nay.
Aurubis, nhà máy luyện đồng lớn nhất châu Âu, đang "cố gắng rút khỏi" các hợp đồng từ nhà cung cấp Nga và ủng hộ các lệnh trừng phạt với mặt hàng kim loại, Harings cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước.
Công ty nhôm của Na Uy là Norsk Hydro ASA cho biết họ đang áp dụng cố gắng áp dụng mức tối thiểu với các hợp đồng từ Nga và hướng tới giảm mục tiêu hơn nữa.
Tất nhiên, vẫn có những người mua kim loại của Nga, ngay cả ở châu Âu. Các nhà sản xuất kim loại của Nga như MMC Norilsk Nickel PJSC và United Co, Rusal International PJSC có xu hướng ký các hợp đồng hàng năm hoặc nhiều năm cho các tập đoàn công nghiệp lớn và phần lớn các hợp đồng này vẫn đang được giao dịch.
Các công ty như Glencore, có thoả thuận mua nhôm từ Rusal ít nhất đến năm 2024 và Trafigura Group, công ty có mối quan hệ lâu năm với Nornickel, cũng đang hoàn thành các hợp đồng với Nga. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức lớn.
Hầu hết các hãng tàu container đã ngừng ghé cảng của Nga. Các kim loại quý như vàng, paladi thường được chuyển đến Thuỵ Sĩ hoặc London bằng máy bay nhưng hầu hết chuyến bay rời khỏi Nga hiện đã bị ngừng. Các nhà giao dịch cho biết gần như không thể tìm thấy các ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ cho các giao dịch mua kim loại mới của Nga, ngay cả ở Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới.
LME cho biết sẽ không áp đặt các hạn chế đối với kim loại của Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của chính phủ. Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào của Mỹ, Vương quốc Anh hoặc EU nhắm vào kim loại của Nga có thể khiến sàn giao dịch này chặn các đợt giao hàng mới.
Tuần trước, LME đã đưa ra quyết định mang tính biểu tượng là cấm vận chuyển nhôm, đồng và chì của Nga từ các kho của họ ở Anh, đáp lại mức thuế nhập khẩu mới cho Vương quốc Anh áp đặt.
"Phương Tây sẽ phải tìm ra cách sử dụng ít kim loại của Nga hơn. Chúng ta sẽ thấy dòng chảy thương mại được phân phối lại, ngay cả khi xung đột Nga – Ukraine chấm dứt", Duncan Hobbs – Giám đốc nghiên cứu của Concord Resources Ltd cho biết.
Đức NamCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.