Sau khi Việt Nam công bố GDP Quý I, HSBC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2021 lần 3, xuống còn 6,6%
Khối nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC cho rằng mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam trong quý I/2021 kém hơn dự kiến…
Sau một khởi đầu không suôn sẻ, năm Tân Sửu sẽ thể hiện sức sống kinh tế mạnh mẽ hơn, báo cáo triển vọng kinh tế châu Á quý II/2020 của Ngân hàng HSBC cho biết.
Đôi khi cũng có những trở ngại cứng đầu, nhưng sẽ không có gì khiến cả quá trình đi chệch hướng. Vaccine mang lại hy vọng phục hồi và những hy vọng này thật chính đáng. Tuy nhiên, cần phải kiên nhẫn vì việc triển khai tiêm chủng mở rộng diễn ra chậm hơn so với những nơi khác, HSBC nhìn nhận.
Riêng đối với Việt Nam, đất nước đã chứng minh được khả năng phục hồi kinh tế của mình trong suốt thời kỳ đại dịch. Với mức tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,9%, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng dương, nhờ vào việc ngăn chặn dịch COVID-19 nhanh chóng và thành công. Mặc dù có một làn sóng bùng dịch lần thứ ba trước Tết vào tháng 2/2021, nhưng nhìn chung tình hình đã được kiểm soát trong vòng một tháng, giúp Việt Nam bắt đầu năm 2021 một cách ổn định.
GDP quý I/2021 của Việt Nam tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn là nhờ các hoạt động đối ngoại diễn ra thật tươi sáng. Xuất khẩu trong quý I tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu đối với các mặt hàng thiết bị điện tử và máy móc tăng. Đặc biệt, xuất khẩu đã được hưởng lợi từ một chu kỳ công nghệ toàn cầu gia tăng mạnh mẽ và sự quan tâm dành cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khá ổn định.
Trong khi đó, các chỉ số thường kỳ cũng chỉ ra rằng lĩnh vực sản xuất truyền thống cũng xuất hiện những dấu hiệu phục hồi mới. Xu hướng đáng khích lệ này sẽ tiếp tục đi song song với việc nhu cầu toàn cầu được cải thiện.
Tuy nhiên, bất chấp khả năng phục hồi từ bên ngoài, chuyển biến của nhu cầu trong nước vẫn còn khá đình trệ do việc tái áp dụng các biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt bị kéo dài. Trên thực tế, các chỉ số thể hiện việc di chuyển đi lại của người Việt Nam đã giảm xuống, dẫn đến tăng trưởng dịch vụ bị giảm sút.
Cùng với những lo ngại liên tục về thị trường lao động yếu kém, dữ liệu thu được nhiều khả năng chỉ ra mức tiêu thụ chậm lại. Tuy nhiên, khi làn sóng bùng phát dịch lần thứ ba đã được kiểm soát, nhu cầu trong nước có khả năng sẽ hồi sinh trong thời gian tới.
Nhìn chung, Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam xuống còn 6,6%, cho thấy mức độ phục hồi của quý I/2021 kém hơn dự kiến. Điều đó cho thấy, với sự gia tăng của chu kỳ công nghệ, dòng vốn FDI ổn định và nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Việt Nam vẫn tự hào là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng sáng giá nhất ở châu Á.
Trong khi đó, áp lực lạm phát tiếp tục giảm nhẹ, chỉ tăng trung bình 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2021, một phần do những tác động cơ bản. Giá thực phẩm đang được điều chỉnh do giá thịt lợn đã quay trở lại mức bình thường, và điều này có khả năng sẽ bù đắp những tác động của giá dầu cao hơn.
Ngoài ra, đồng tiền ổn định sẽ làm giảm bớt lo ngại về tỷ giá hối đoái cao chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng. Xem xét tất cả những yếu tố trên, Khối Nghiên cứu Kinh tế cũng dự đoán lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 sẽ ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề ra. Một khi lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo ngại thì NHNN có thể linh hoạt hơn để giữ nguyên chính sách tiền tệ của mình trong năm 2021.
Bình AnBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.