Sau nâng hạng TTCK cần duy trì xếp hạng và hướng đến xếp hạng cao hơn

Chứng khoán
03:00 PM 18/07/2025

Sau nâng hạng, cần phát triển TTCK Việt Nam theo hướng ngày càng minh bạch, công bằng, hiện đại đáp ứng chức năng kênh thu hút và phân bổ vốn trung vài dài hạn nền kinh tế.

Tại Hội thảo “Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán” tổ chức sáng 17/7, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch UBCKNN chia sẻ bước sang quý 3/2025, tâm lý chủ đạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn xoay quanh kỳ vọng nâng hạng thị trường.

Sau nâng hạng TTCK cần duy trì xếp hạng và hướng đến xếp hạng cao hơn- Ảnh 1.

Đến thời điểm này, có thể nói rằng Việt Nam đã đáp ứng gần hết các tiêu chí. Song, việc được nâng hạng hay không phụ thuộc nhiều vào đánh giá, trải nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài. Điểm tích cực là nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng nhiều, hơn 13.000 tỷ trong nửa đầu tháng 7.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBCKNN cho rằng, nâng hạng không phải đích đến mà sau nâng hạng, TTCK Việt Nam vẫn phải tiếp tục giải pháp duy trì xếp hạng và hướng đến xếp hạng cao hơn và cao nhất là phát triển TTCK Việt Nam theo hướng ngày càng minh bạch, công bằng, hiện đại đáp ứng chức năng kênh thu hút và phân bổ vốn trung vài dài hạn nền kinh tế.

Theo ông Bùi Hoàng Hải, có hai vấn đề cần được giải quyết: trước mắt là câu chuyện về NPF (Non Pre-funding), nhưng về dài hạn, Việt Nam cần tiến tới xây dựng cơ chế CCP (Trung tâm thanh toán bù trừ). Hiện tại, UBCKNN đã phối hợp với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) để xây dựng lộ trình triển khai CCP, với thời gian chuẩn bị dự kiến từ 12 đến 18 tháng.

Sau khi nâng hạng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam. Do vậy chúng ta phải tăng cường minh bạch hóa công bố thông tin, phát triển sản phẩm xanh sạch, ESG phù hợp với các quỹ hiện nay, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận dễ dàng hơn.

Vấn đề thứ 2 là tỉ lệ sở hữu nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tỉ lệ này cực kỳ phức tạp, hơn 400 doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu bằng 0. Khi thị trường nâng hạng, nhà đầu tư nước ngoài vào nhưng không có room thì sao họ đầu tư.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp niêm yết đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có những ngành chỉ để dự phòng, không thực sự triển khai. Tuy nhiên, những ngành này lại vô tình kéo theo hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với toàn bộ doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng dù có nhu cầu huy động vốn từ khối ngoại, doanh nghiệp vẫn bị "chặn room" vì các yếu tố kỹ thuật do chính mình tạo ra.

Ông Hải nhấn mạnh, để cải thiện khả năng thu hút vốn ngoại sau khi nâng hạng, bên cạnh nỗ lực rà soát từ phía cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng cần chủ động tái cấu trúc lại danh mục ngành nghề đăng ký, nhất là khi có nhu cầu tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp lý hơn.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.