SCIC làm gì tại các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước?

Tài chính - Đầu tư
07:42 PM 10/01/2023

Danh mục của SCIC hiện bao gồm 119 doanh nghiệp với số vốn nhà nước là 47.831 tỷ đồng, trên tổng vốn điều lệ là 166.022 tỷ đồng.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC mới đây đã có báo cáo Kết quả hoạt động năm 2022 và kế hoạch kinh doanh năm 2023. Theo đó, trong năm 2022, doanh thu của SCIC đã tăng mạnh, bằng 151% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 135% kế hoạch năm 2022, đạt 10.694 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.836 tỷ đồng, bằng 191% kế hoạch năm 2022.

Tính đến thời điểm hiện tại, SCIC đã tiếp nhận 10/14 doanh nghiệp theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng vốn nhà nước là 8.524 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ là 13.548 tỷ đồng.

SCIC làm gì tại các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước? - Ảnh 1.

SCIC chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Danh mục của SCIC hiện bao gồm 119 doanh nghiệp (gồm 114 CTCP và 05 TNHH), với số vốn nhà nước là 47.831 tỷ đồng, trên tổng vốn điều lệ là 166.022 tỷ đồng.

Tại các doanh nghiệp mà SCIC tiếp nhận, SCIC tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp.

Với vai trò cổ đông, SCIC chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho phần vốn nhà nước, tập trung xử lý tồn tại của các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý...

Tăng cường công tác quản trị đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, có vốn nhà nước chi phối, có vai trò quan trọng trong danh mục của SCIC như: CTCP Dược Hậu Giang, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), CTCP Bảo Minh... Công tác quản trị doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt có sự chuyển biến tích cực.

Tại các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn mới tiếp nhận và đầu tư, SCIC tập trung triển khai công tác quản trị, tái cơ cấu.

Cụ thể, tại Tổng công ty Sông Đà – CTCP (Sông Đà): SCIC đã chỉ đạo Người đại diện vốn tại Sông Đà triển khai các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng liên quan đến việc quyết toán vốn nhà nước lần 2, nộp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp và thanh toán các khoản nợ Ngân sách nhà nước khác; tiếp tục triển khai tái cấu trúc tài chính và hoạt động của Sông Đà theo tư vấn của Deloitte. Hoạt động của công ty đã có nhiều biến chuyển sau hàng loạt công tác quản trị và tái cơ cấu quyết liệt và khoa học. Kết quả bước đầu Sông Đà đã chi trả cho SCIC 125 tỷ đồng tiền cổ tức năm 2021 trong tháng 12/2022. Hiện tại, SCIC đã chỉ đạo Sông Đà tiếp tục triển khai xây dựng đề án cơ cấu lại TCT và các công ty con giai đoạn 2023-2028.

Tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA): SCIC đã báo cáo các cơ quan chức năng về tình hình quản trị vốn đầu tư của SCIC tại VNA và Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025. Ngày 23/11/2022, SCIC đã tham gia cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì về Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA cùng với các bộ ngành. Hiện nay VNA đang hoàn thiện Đề án và báo cáo giải trình các ý kiến góp ý, dự kiến trình Uỷ ban giữa tháng 12/2022. Ngày 07/12/2022, UBQLV đã có báo cáo số 437/BC-UBQLV gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất một số giải pháp cấp bách cần triển khai ngay để tháo gỡ khó khăn cho VNA, không để VNA mất thanh khoản và lâm vào tình trạng phá sản. Đảng ủy VNA đã có báo cáo số 431/BC-TVDU ngày 16/2/2022, gửi Đảng ủy khối DNTW về kết quả kinh doanh năm 2022 và tình trạng khó khăn, nguy cấp của VNA.

Tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel), trong năm 2022, SCIC đã phối hợp với Vnsteel đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Trong đó, SCIC cử 1 Phó TGĐ làm Chủ tịch HĐQT VnSteel và 1 lãnh đạo Ban tham gia HĐQT để trực tiếp chỉ đạo, đồng thời thực hiện kiện toàn nhân sự Phó chủ tịch HĐQT và TGĐ VnSteel. Bên cạnh đó, SCIC đã chỉ đạo Người đại diện SCIC tại VnSteel có ý kiến với các nội dung thuộc thẩm quyền HĐQT; kiện toàn nhân sự Người đại diện của VnSteel tại các đơn vị...

Hoàn thành các thủ tục giải thể tại Công ty Vật liệu chịu lửa Nam Ưng, tuyên bố phá sản đối với Công ty Thép tấm lá Miền Nam và Công ty cổ phần Tân Thành Mỹ, triển khai thoái vốn tại một số đơn vị (Redstar Cera, Thép Đà Nẵng, Ống thép Việt Nam, Tư vấn MDC - VNSTEEL, Cung ứng nhân lực và Dịch vụ VnSteel, Cảng quốc tế Thị Vải).

Đối với 2 dự án trong 12 đại dự án thuộc ngành Công thương là Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) và Dự án Tisco 2, trong năm 2022, SCIC chủ động, tích cực chỉ đạo thông qua Người đại diện vốn tại Vnsteel để triển khai họp bàn trong liên doanh VTM, đàm phán với đối tác để sớm đi đến thống nhất và phê duyệt Đề án tái cơ cấu Công ty, tạo tiền đề để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất của VTM. SCIC đã kịp thời có các công văn báo cáo theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, VPCP, chỉ đạo Người đại diện và lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện báo cáo đề xuất phương án, hiện SCIC đang tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng quy định tại Dự án Tisco 2.

Nhật Hà
Ý kiến của bạn
Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Chính thức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024.