Siết chặt trái phiếu doanh nghiệp thế nào để phát triển bền vững?

Tài chính - Đầu tư
03:06 PM 28/01/2021

Những năm vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với các nhà đầu tư "chạy theo lãi suất". Tuy nhiên, với các khung pháp lý mới có hiệu lực, kỳ vọng trong năm 2021, thị trường này hứa hẹn sẽ “sang trang mới” chuyên nghiệp và an toàn hơn.

Báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 34 ngàn tỷ đồng trái phiếu được phát hành từ 35 doanh nghiệp, tuy giá trị phát hành có giảm so với tháng trước, nhưng tỉ lệ phát hành thành công lần này là gần 46%. Nhìn lại năm 2020, giá trị trái phiếu doanh nghiệp cán mốc gần 438 ngàn tỷ đồng, tăng gần 39% so với 2019. Trái phiếu phát hành riêng đạt tầm 403 ngàn tỷ đồng, tăng 36%. Còn trái phiếu phát hành ra ngoài đạt hơn 34 ngàn tỷ đồng, tăng gần 83% so với cùng kì. Những con số này được các chuyên gia đánh giá vô cùng ấn tượng, nhất là trong năm COVID-19 đầy khó khăn, thử thách.

Kể từ năm 2019 đến nay, các cơ quan chức năng có liên quan đã không ít lần lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư “không mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất”. Tuy nhiên, những lời khuyến nghị này dường như không khiến các nhà đầu tư "dao động".

Đã có không ít những khuyến cáo về việc các nhà đầu tư cần phải cân nhắc trước khi đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp, bởi có khá nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt nhưng vẫn phát hành trái phiếu huy động vốn rầm rộ.

Siết chặt trái phiếu doanh nghiệp thế nào để phát triển bền vững? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đơn cử như CTCP Kinh doanh F88 trong năm 2020 đã huy động tổng cộng trên dưới khoảng 600 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu, lãi suất đều cố định 12,5%/năm và "không tài sản đảm bảo". Theo phân tích trong báo cáo của bộ phận phân tích Chứng khoán VNDirect (VND Research), các trái phiếu của F88 nằm trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, lãi thu về quá ít ỏi trong khi F88 phát hành trái phiếu lên tới hàng trăm tỷ kèm lãi suất cao. Đây là vấn đề mà nhà đầu tư phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đầu tư.

Hay như Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xích Lô Đỏ, doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực cắt tóc, gội đầu, có số vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng nhưng vẫn huy động được tới 738 tỷ đồng trong đợt phát hành trái phiếu vào ngày 25/8/2020, cao gấp gần 37 lần vốn điều lệ, dù kết quả kinh doanh năm 2019 lỗ 28 triệu đồng, doanh thu vỏn vẹn 2,2 triệu đồng.

Cũng trong năm 2020, Công ty cổ phần chứng khoán IB công bố lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 24,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty lại phát hành riêng lẻ 2.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, giá trị tương đương 200 tỷ đồng. Lãi suất được công bố lên tới 9,5%/năm, với lý do "huy động vốn để đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay giao dịch ký quỹ, tăng quy mô vốn cho các hoạt động khác".

Việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu khá thông thoáng và lãi suất trái phiếu hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác, vì vậy, cả tổ chức phát hành, phân phối và nhà đầu tư phớt lờ những cảnh báo, khuyến cáo của các cơ quan chức năng.

Bước sang năm 2021, cùng với hiệu lực thi hành của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và 3 nghị định vừa được trình Chính phủ liên quan đến thị trường trái phiếu, tạo khung pháp lý thống nhất về trái phiếu doanh nghiệp, những điểm mới đã được cập nhật tới các thành viên thị trường.

Theo đó, từ năm 2021, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch đối với các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với sự ra đời của thị trường trái phiếu thứ cấp (dự kiến trong năm 2021). Còn trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xây dựng lộ trình, yêu cầu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành.

Sự giảm tải điều kiện, nới lỏng đôi chút nhưng vẫn trong trong tầm kiểm soát này giúp trái phiếu doanh nghiệp tăng tưởng sôi động trở lại. Bằng chứng là những số liệu khả quan đem lại từ khi các quy định dễ dàng hơn. 

Siết chặt trái phiếu doanh nghiệp thế nào để phát triển bền vững? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Công ty chứng khoán VNDirect dự đoán trên đà này, bước sang năm 2021, khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa của sàn trái phiếu doanh nghiệp là điều có thể xảy ra.

Trên báo Chính Phủ, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Bộ Tài chính) ông Nguyễn Hoàng Dương đánh giá, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây đã trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các doanh nghiệp, từng bước cho thấy sự dịch chuyển vốn từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu theo đúng định hướng của Chính phủ về phát triển thị trường vốn cân bằng với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực cung ứng vốn cho kênh tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tốt. Vẫn có các doanh nghiệp, trong đó có không ít doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu gây bất ổn cho thị trường.

Theo các chuyên gia kinh tế, khác với gửi ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp thường có lãi suất cao hơn. Nhưng người mua trái phiếu cũng cần xác định lợi nhuận lớn thì rủi ro cao, không thể an toàn như gửi ngân hàng. Tuy nhiên, không thể vì thế mà siết quá chặt, doanh nghiệp nhỏ sẽ phải tìm đến huy động vốn phi chính thức, thậm chí tín dụng "đen". 

Các cơ quan xây dựng chính sách cũng không nên hạn chế việc phát hành mà thay vào đó cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, minh bạch thông tin và tạo cơ hội công bằng giữa các nhà đầu tư.

Về mặt dài hạn, các chuyên gia cho rằng, giải pháp tốt quan trọng vẫn là cải thiện việc xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp. Đây chính là điểm còn hạn chế trong thời gian qua ở Việt Nam vì chưa có quy định về bắt buộc sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi phát hành trái phiếu ra thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng chưa có thói quen lựa chọn đầu tư vào TPDN có xếp hạng tín nhiệm.

Trong một báo cáo công bố cách đây không lâu, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng nhận định, sau nhiều năm tăng trưởng chậm chạp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã nở rộ và tương đối vững chắc. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng và lượng phát hành đã lớn hơn so với con số của Indonesia và Philippines. Nhưng ADB cũng khuyến nghị, thị trường Việt Nam chưa chặt chẽ bằng một số thị trường ASEAN khác nơi quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm đối với các trái phiếu phát hành ra công chúng và thường là cả phát hành riêng lẻ trong suốt những năm hình thành trái phiếu.

Hoàng Mai
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất VSMCamp & CSMOSummit 2024 ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.