SMIC sẵn sàng đương đầu với lệnh cấm từ Mỹ
SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, cho biết đã bắt đầu có những "hành động cần thiết", sẵn sàng đương đầu với lệnh cấm từ Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, trong hồ sơ gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong hôm 4/10, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation) cho biết "đang tiến hành đánh giá những tác động liên quan của các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất và vận hành của công ty".
Hãng cũng thừa nhận đã có những "trao đổi sơ bộ" với Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ về các hạn chế xuất khẩu, nhưng không đề cập chi tiết.
Bên cạnh đó, SMIC cũng khuyến cáo cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng "nên thận trọng với các giao dịch chứng khoán" liên quan đến công ty mình. Hãng chip Trung Quốc nhấn mạnh, công ty luôn tuân thủ luật và quy định liên quan tại tất cả những khu vực đang kinh doanh.
Cuối tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ ra quy định các công ty sản xuất Mỹ phải xin giấy phép xuất khẩu nếu muốn cung cấp một số thiết bị nhất định cho SMIC. Cơ quan này cho rằng hàng hóa xuất khẩu sang SMIC có thể gây ra "rủi ro không thể chấp nhận được khi có thể chuyển hướng sử dụng sang mục đích quân sự". Đáp lại, SMIC khẳng định không có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Động thái đưa SMIC vào "tầm ngắm" của chính phủ Mỹ gợi nhớ đến Huawei. Theo các nhà phân tích, dù không khắc nghiệt như lệnh cấm với Huawei, quyết định mới của Mỹ tác động nghiêm trọng đến kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc.
SMIC là xưởng đúc bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ Mỹ. Theo thống kê, Mỹ hiện là quốc gia có nhiều nhà cung cấp nhất cho SMIC, chiếm một phần ba trong tổng số 30 hãng cung ứng cho công ty này. Doanh nghiệp lớn nhất trong số này là Lam Research ở California, chuyên sản xuất máy khắc plasma dùng để chế tạo chip silicon, chiếm 8,5% tài sản tại SMIC, trong khi SMIC mang về cho Lam Research khoảng 1,1% doanh thu hàng năm.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei, ZTE... và các ứng dụng phổ biến như TikTok, Wechat đã được liệt vào danh sách đen của Mỹ. Các công ty Mỹ, hay chỉ cần sử dụng công nghệ từ Mỹ, cũng bị hạn chế làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc này. Huawei sau đó đã tuyên bố ngừng mảng sản xuất chip vì không đủ nguồn cung ứng.
P. ThủyTheo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.