Số hóa hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên
Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên là một thiết chế văn hóa quan trọng, nơi lưu giữ, quản lý, trưng bày và giới thiệu các tài liệu, hiện vật, cổ vật, phản ánh truyền thống, lịch sử, văn hóa Thái Nguyên qua các thời kỳ.
- Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên: 30 năm xây dựng và phát triển
- Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra mắt ứng dụng tham quan trực tuyến, mức phí 50.000 đồng cho 8 giờ sử dụng
- Bên trong Bảo tàng cà phê thuộc dự án BĐS đầu tiên của Trung Nguyên: Hơn 10.000 hiện vật từ khắp thế giới, giúp Buôn Ma Thuột tăng 40% du khách
Hiện nay, bảo tàng Thái Nguyên đang lưu giữ trên 32.000 hiện vật, tư liệu là những di vật khảo cổ có nền văn hóa lâu đời của Thái Nguyên giúp cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục ở địa phương tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, theo thời gian, sự xuống cấp, mai một hoặc biến mất của các hiện vật này là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong công tác lưu trữ, nghiên cứu và phục dựng hiện vật là vô cùng cần thiết, mang ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, văn hóa cũng như công tác bảo tồn bảo tàng.
Đối với Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, công tác số hóa, hình thành dữ liệu số bảo tàng chủ yếu số hóa tài liệu, hiện vật nhưng số lượng tài liệu hiện vật được số hóa còn ít, chủ yếu số hóa phần ảnh tư liệu và một số hiện vật giấy quan trọng. Bước đầu Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên ứng dụng công nghệ thông tin tiến hành số hóa 2D cho 853 hiện vật (chủ yếu là hiện vật giấy). Số hiện vật sau khi số hóa đang tạm lưu trên máy chủ và chưa đưa vào khai thác sử dụng.
Trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức trưng bày tuyên truyền tại Bảo tàng tỉnh và trưng bày lưu động trên cơ sở các tài liệu, hiện vật được sưu tầm phản ánh về lịch sử văn hóa, vùng đất và con người Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống quê hương, đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Hàng năm Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên thu hút hàng ngàn lượt khách thăm quan và nghiên cứu.
Bà Lương Thị Duyên, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên cho biết: Thực hiện công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật trên địa bàn tỉnh, đến nay Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên đang lưu giữ trên 32.000 hiện vật, tư liệu, trong đó có nhiều hiện vật sưu tập, hiện vật có giá trị không chỉ đối với tỉnh Thái Nguyên mà có ý nghĩa đối với lịch sử văn hóa dân tộc.
Các ưu thế của công nghệ thông tin cho phép đưa ra những giải pháp tối ưu để bảo tồn, quảng bá, phát triển và khai thác các hiện vật phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục, du lịch và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, thay vì phải đến trực tiếp Bảo tàng tham quan theo phương pháp truyền thống, thông qua kết nối mạng, mọi người dân và du khách tham quan có thể sử dụng máy tính, thiết bị di động kết nối, tham quan bảo tàng ở mọi lúc, mọi nơi.
Thêm nữa, việc phát triển Bảo tàng số là công cụ quảng bá hữu hiệu ra phạm vi toàn cầu, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Đặc biệt, đối với công tác trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động dưới hình thức trưng bày điện tử trong và ngoài nước sẽ đem lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội; đồng thời, có thể sử dụng trong việc quảng bá trên internet, qua các thiết bị di động dựa trên nền tảng số.
Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) giúp thay đổi cách thức làm việc, quản lý hiện vật, tài liệu trong Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên được dễ dàng, khoa học và chính xác. Giải pháp sử dụng phần mềm quản lý và số hóa tài liệu, hiện vật là giải pháp quản lý thông tin về hiện vật qua việc nhập các thông tin từ sổ cái, thông tin từ sổ phân loại hiện vật trong kho bảo quản, gồm các thông tin như tên hiện vật, chất liệu, số lượng, niên đại, tóm tắt nội dụng hiện vật, số hiệu hiện vật, ảnh về hiện vật... Phần mềm này giúp cán bộ kiểm kê, bảo quản quản lý, khai thác theo trường dễ dàng các tài liệu, hiện vật có trong kho bảo quản.
Quang HưngMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.