Sở hữu tổng tài sản gần 6,5 tỷ USD tại Việt Nam, Tập đoàn Thái SCG tiếp tục xin đầu tư mở rộng Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam trong năm 2022
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn SCG, cho biết: "Chúng tôi đang phát triển 2 dự án mới và xin được tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ Ngài Thủ tướng, bao gồm nâng cấp công suất cho dự án hiện tại và mở rộng cho giai đoạn 2 của dự án (LSP2). Dự án sẽ được triển khai trong cùng khu vực với dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam hiện tại, tận dụng cơ sở hạ tầng sẳn có để mở rộng nhà máy. Hồ sơ xin cấp phép chính thức sẽ được trình tại thời điểm phù hợp tiếp theo".
Tập đoàn SCG Việt Nam vừa tổng kết tình hình kinh doanh năm 2021. Ghi nhận, doanh thu từ hoạt động bán hàng Công ty đạt 35.001 tỷ đồng (tương đương 1,526 tỷ USD), tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tới từ hoạt động của các doanh nghiệp mới sáp nhập của ngành Bao bì, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC) và Công Ty TNHH Nhựa Và Hóa Chất TPCVINA thuộc ngành Hóa dầu, cũng như việc bán hàng xuất khẩu từ Thái Lan và các nước Đông Nam Á sang Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của SCG tại Việt Nam đạt 146.794 tỷ đồng (tương đương 6,442 tỷ USD), tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu từ hoạt động của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Tập đoàn ghi nhận doanh thu bán hàng quý 4/ 2021 là 10.033 tỷ đồng (440 triệu USD), tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu từ doanh thu xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam.
Được biết, SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng - Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials), Hóa dầu (Chemicals), và Bao bì (Packaging).
SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện nay, tại Việt Nam, SCG có 23 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh với hơn 15.000 nhân viên.
Mới đây, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn SCG cho biết đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ để tiếp thu ý kiến chỉ đạo về việc mở rộng đầu tư giai đoạn 2 dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam (LSP2) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn SCG, cho biết: "Chúng tôi đang phát triển 2 dự án mới và xin được tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ Ngài Thủ tướng, bao gồm nâng cấp công suất cho dự án hiện tại và mở rộng cho giai đoạn 2 của dự án (LSP2). Dự án sẽ được triển khai trong cùng khu vực với dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam hiện tại, tận dụng cơ sở hạ tầng sẳn có để mở rộng nhà máy. Hồ sơ xin cấp phép chính thức sẽ được trình tại thời điểm phù hợp tiếp theo".
Riêng dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, mục tiêu sẽ khởi động từng hạng mục của Tổ hợp trong năm 2022 và vận hành toàn bộ Tổ hợp vào đầu năm 2023. Được biết, ngành công nghiệp hóa dầu tại Việt Nam hiện là mảng đầu tư lớn nhất của Tập đoàn SCG ngoài Thái Lan.
Bởi, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực hóa dầu bởi hiện nay vẫn phải nhập khẩu ròng hạt nhựa do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Dự án có công suất sản xuất olefin hàng năm là 1,35 triệu tấn và polyolefin là 1,4 triệu tấn.
Được biết, dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam bao gồm một nhà máy cracking nguyên liệu hỗn hợp với quy mô thế giới, các nhà máy hạ nguồn polyolefins (HDPE, PP và LLDPE), cụm phụ trợ trung tâm, hệ thống cảng và cầu cảng, và các hạng mục liên quan khác. Tổ hợp có công suất sản xuất 1,35 triệu tấn olefin và polyolefin 1,4 triệu tấn mỗi năm.
Bảo AnKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.