Số lượng bằng sáng chế được cấp trong tháng 6 cao kỷ lục
Theo số liệu báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong tháng 6/2025, Cục đã cấp 1.441 Bằng độc quyền sáng chế, 45 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục đã cấp 1.441 Bằng độc quyền sáng chế, 45 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Đây là số lượng bằng độc quyền sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhiều nhất so với từ trước tới nay.

Các bằng độc quyền sáng chế tập trung về Phương pháp điều khiển liên kết trung gian không dây, bộ máy truyền thông và phương tiện lưu trữ đọc được bằng máy tính; Phương pháp đo lường trễ, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối và phương tiện lưu trữ đọc được bằng máy tính; Phương pháp, hệ thống và máy truyền, và phương tiện đọc được bởi máy tính không tạm thời; phương pháp mã hóa và giải mã, thiết bị tạo mã video, bộ giải mã, bộ mã hóa, và phương tiện đọc được bởi máy tính
Cùng với đó, các Bằng độc quyền sáng chế còn tập trung về Phương pháp giải mã video, phương pháp lập mã video và vật ghi bất khả biến có thể đọc được bằng máy tính; Ống thép không hàn có khả năng chống ăn mòn điểm sương axít sunfuric mong muốn và phương pháp sản xuất ống thép này; Thiết bị kiểm tra di động, phương pháp kiểm tra di động và phương pháp sản xuất vật liệu thép; Thiết bị kiểm tra di động, phương pháp kiểm tra di động và phương pháp sản xuất vật liệu thép...
Đáng chú ý, trong tháng 6/2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00145 cho sản phẩm sen “Đồng Tháp." Chỉ dẫn địa lý sản phẩm sen “Đồng Tháp” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Chỉ dẫn địa lý "Đồng Tháp" cho sản phẩm sen được bảo hộ nhằm nâng cao giá trị và khẳng định chất lượng của sen Đồng Tháp trên thị trường. Diện tích trồng sen của tỉnh Đồng Tháp hiện đạt 1.838ha với các địa phương như Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành, Thanh Bình, Tân Hồng và Tam Nông có diện tích canh tác sen lớn.
Thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã từng bước thực hiện chuyển đổi số toàn diện để nâng cao năng suất lao động, giảm tải công việc, thay đổi quy trình làm việc cho phù hợp với môi trường số.
Cục cũng dồn toàn lực, để quyết liệt giải quyết các đơn đăng ký văn bằng sáng chế, đơn sở hữu công nghiệp tồn đọng từ nhiều năm qua, trong đó phấn đấu xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng đơn sở hữu công nghiệp trước tháng 10/2025.
Trong giai đoạn 2019-2024, số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam tăng trung bình khoảng 12,4%/năm; số lượng văn bằng bảo hộ được cấp cũng tăng trung bình 16,91%/năm, phản ánh rõ nét sự cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng sáng chế (bảng 1). Đây là tín hiệu cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo trong nước đang dần được nâng cao, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn xa so mục tiêu đặt ra (16-18%/năm) trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển S.T.I.D quốc gia về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, để đạt được mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW cần sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị quản lý và các nhà khoa học trong thời gian tới.
An Mai (t/h)
Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, tăng tốc phát triển du lịch từ đầu năm, hướng đến mục tiêu đạt doanh thu triệu tỷ đồng.