Số trẻ nhập viện cao gấp 3 lần trong mùa lạnh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết

Sức khỏe
02:42 PM 13/01/2021

Những ngày gần tết, thời tiết thường chuyển rét đậm hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Chính điều này khiến cho người già, trẻ em dễ gặp các bệnh đường hô hấp nguy hiểm. Do vậy việc phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết là rất quan trọng.

Vào mùa lạnh, số trẻ gặp các triệu chứng như ho, sổ mũi, viêm phổi nhập viện gia tăng. Việc phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ là cần thiết khi nhiệt độ vẫn còn rét đậm vào sáng sớm và đêm, đặc biệt là các khu vực miền núi phía Bắc như hiện tại.

Nội dung:
  • 1. Số trẻ em nhập viện cao gấp 3 lần trong mùa lạnh
  • 2. Đề phòng các biến chứng do bệnh hô hấp ở trẻ
  • 3. Phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết và giai đoạn rét đậm

1. Số trẻ em nhập viện cao gấp 3 lần trong mùa lạnh

Nếu tính riêng tại TP HCM, tỷ lệ người già, trẻ nhỏ nhập viện điều trị tăng cao hơn gấp 3 lần thông thường. Còn các bệnh viện chuyên khoa nhi tại Hà Nội, trẻ em trong độ tuổi 1-3 tuổi cũng gia tăng các ca nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp.

Bệnh chủ yếu tập trung vào lứa tuổi trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi tới 15 tháng tuổi, khi hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện, một số trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị viêm phổi nặng kèm theo suy hô hấp rất nguy hiểm.

Số trẻ nhập viện cao gấp 3 lần trong mùa lạnh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết - Ảnh 1.

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết và giai đoạn rét đậm rất quan trọng - Ảnh: Internet

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ thường do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên trong giai đoạn giao mùa cận tết thế này, không khí chuyển nóng - lạnh liên tục khiến virus, cúm A dễ dàng sinh sôi, điều này trực tiếp ảnh hưởng tới các bé và xuất hiện hiện tượng bội nhiễm kèm theo.

Nguy hiểm hơn, các trẻ đang bị bệnh thường gặp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm hô hấp trên, đang có bệnh mạn tính như phổi tắc nghẽn (COPD) hay hen phế quản, tỷ lệ nhập viện cũng cao hơn.

Chưa dừng lại ở đó, một số bà mẹ có quan niệm sai lầm trong việc nhận biết màu sắc nước mũi để tự chẩn đoán con mình đang bị viêm đường hô hấp do nhiễm virus hay vi khuẩn. Theo bác sĩ chuyên khoa nhi: "Hoàn toàn không có chuyện chỉ dựa vào màu sắc nước mũi để chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hay nhiễm virus được".

2. Đề phòng các biến chứng do bệnh hô hấp ở trẻ

Dấu hiệu quan trọng để nhận biết về bệnh hô hấp là chảy nước mũi, ho kèm theo tiếng khò khè, sốt hay khó thở.

Nếu mắc bệnh hô hấp do virus thì sẽ có các triệu chứng sốt cao ( trên 38 độ C), đau đầu, nhức mỏi toàn thần… tiếp theo là bị viêm họng, ho rát, ho có đờm và chảy nước mũi bên trong.

Phòng bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ trong dịp cận tết Nguyên đán - Ảnh 2.

Không nên chủ quan trong phòng bệnh hô hấp cho trẻ - Ảnh: Internet

Một số trường hợp trẻ em sốt cao, cúm nặng gây trạng thái co giật, cần mang đi cấp cứu ngay để tránh tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Cúm có thể xảy ra biến chứng như viêm tai giữa, tiêu chảy kéo dài…

Đối với trẻ vị thành niên mắc các bệnh hô hấp hen phế quản thường tăng nặng khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hanh khô. Các bậc cha mẹ cần chủ động dự phòng bệnh từ sớm, để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi. Thận trọng với hen phế quản cấp tính, COPD… không xử lý kịp thời gây ra suy hô hấp nặng.

* Theo quan niệm Y học cổ truyền, tất cả vạn vận đều liên kết chặt chẽ với nhau bằng cội nguồn Sinh - Lão - Bệnh - Tử, Âm - Dương giao hòa. Trong đó con người và thiên nhiên đều cùng một cội.

Khi thời tiết giao mùa, con người dễ mắc các bệnh về hô hấp, giải thích theo đông y là các yếu tố phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh ho, đờm, ngứa họng. Khí táo làm phế nang của phổi bị giảm sút sức mạnh gây ho khan. Gián tiếp làm công năng 3 tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút. Đây là các triệu chứng điển hình của các bệnh lý hô hấp.

Vì vậy mà việc cha mẹ chú ý tới các biện pháp Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi giao mùa là vô cùng quan trọng.

3. Phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết và giai đoạn rét đậm

Theo TS.BS Trần Thái Hà - Nguyên trưởng khoa Châm cứu Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương chia sẻ cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang bị cúm sốt, những người bị nhiễm virus gây phong hàn.

- Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng

- Hướng dẫn trẻ hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng

- Đi ra đường cần trang bị khẩu trang để tránh hít khói bụi, khí độc hại, vi khuẩn bay lơ lửng trong không khí

Số trẻ nhập viện cao gấp 3 lần trong mùa lạnh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết - Ảnh 4.

Trang bị khẩu trang để tránh hít khói bụi, khí độc hại, vi khuẩn bay lơ lửng trong không khí khi cho trẻ ra ngoài (Ảnh: Internet)

- Uống nước ấm thường xuyên khi trời chuyển giá rét, mưa lạnh

- Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp, bố mẹ phải theo dõi các triệu chứng chi tiết để có phương hướng điều trị sớm

- Tuỳ theo mức độ lạnh bên ngoài, cần cho trẻ tắm hoặc lau người trẻ lần lượt từng phần bằng nước ấm vào thời điểm ấm nhất trong ngày, ở nơi kín gió. Sau đó cho trẻ mặc thêm quần áo ấm, tất, bao tay,…

- Bố mẹ lựa chọn thực phẩm nhiều protein cho trẻ ăn uống đầy đủ để bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng.

Đối với dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung nhiều hơn các nhóm thực phẩm sau

* Các món cháo, súp

Đây là loại thức ăn dễ làm và dễ ăn dành cho trẻ. Món này cực kỳ bổ dưỡng, có thể giúp làm dịu tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Các món ăn này có tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn các món nóng khác. Kết hợp một số gia vị như hành, gừng, sẽ hỗ trợ phòng bệnh cho trẻ tốt hơn.

* Cam, quýt

Cho bé ăn hoa quả và dùng nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước chanh… trước khi có triệu chứng của cảm lạnh xuất hiện, bé sẽ cảm thấy khỏe và mau khỏi bệnh hơn.

Số trẻ nhập viện cao gấp 3 lần trong mùa lạnh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ dịp cận Tết - Ảnh 5.

Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ (Ảnh: Internet)

* Sữa chua

Trẻ em rất thích đồ ăn ngọt ngọt, chua chua, vậy sữa chua lên men hoặc váng sữa là lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Cho bé thưởng thức sữa chua để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý tới Thời điểm không nên ăn sữa chua để tránh cho hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng.

* Cà rốt và khoai lang

Trái cây và rau có màu cam như cà rốt và khoai lang thường giàu beta-carotene. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể chuyển đổi hợp chất hữu cơ thành vitamin A, loại vitamin rất cần thiết để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh.


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn
Vietnam Airlines mở bán tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm dịp nghỉ lễ Vietnam Airlines mở bán tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm dịp nghỉ lễ

Vietnam Airlines mở bán tăng cường vé của 2.000 chuyến bay khai thác từ sau 21h hằng ngày trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm hè sắp tới, trên các đường bay giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn…