Sự ra đời của RD&E+ - khi ngành giải trí, thương mại hướng đến tính bền vững

Kinh doanh
02:19 PM 04/04/2023

Sự nâng cấp, thay đổi để theo kịp nhu cầu của con người là yêu cầu bắt buộc của bất kỳ lĩnh vực nào. Đó cũng là lý do mô hình RD&E+ ra đời như một sự nâng cấp cần thiết để chiều lòng những thế hệ công dân mới của ngành dịch vụ du lịch, giải trí và thương mại.

Mô hình RD&E - tương lai mới của ngành giải trí, thương mại

Năm 2016, gã khổng lồ trong ngành vui chơi - giải trí Disney khiến cả thế giới chú ý khi công bố kế hoạch mở rộng và nâng cấp Disneyland Hongkong, hoàn thiện “siêu tổ hợp” Hong Kong Disneyland Resort theo mô hình RD&E: Retail, Dining và Entertainment (tạm dịch: thương mại, ẩm thực và giải trí). Ý tưởng của dự án này bắt nguồn từ “tham vọng” kiến tạo nên vùng đất Utopia của Walt Disney.

Utopia là khái niệm bắt nguồn từ cuốn sách được săn đón suốt 5 thập kỷ qua của tác giả Thomas Moore. Trong tưởng tượng của Thomas Moore, Utopia là một quốc đảo xa xôi. Tại đó, mọi thể chế, quy định, quan niệm, vật chất… đều phục vụ mục đích tối thượng và cao quý: sự thỏa mãn của con người. Sự thỏa mãn ở đây là khi tinh thần và sức khỏe đạt đến ngưỡng cao nhất nhờ đời sống tinh thần luôn đủ đầy, trọn vẹn.

Sự ra đời của RD&E+ - khi ngành giải trí, thương mại hướng đến tính bền vững - Ảnh 1.

Disneyland Hongkong. Ảnh Shutterstock

Đó cũng là đích đến của RD&E - xu hướng được nâng cấp từ mô hình thương mại và công viên chủ đề truyền thống để theo kịp những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của khách hàng. Đến với tổ hợp RD&E; du khách có cơ hội tận hưởng một công viên phức hợp “all-in-one” đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn: trải nghiệm đa dạng, ẩm thực cao cấp; gia tăng sự kết nối. Tại đây, tính tương tác được đề cao nhằm kéo con người lại gần nhau và gần với thiên nhiên để chữa lành, sống cân bằng và hạnh phúc hơn.

Với “concept” được tính toán kỹ lưỡng, công viên trị giá 1.4 tỷ USD này được kỳ vọng sẽ thu hút tới 9,5 triệu lượt khách vào năm 2025; đồng thời tạo ra 5.000 – 8.000 việc làm cho ngành dịch vụ, du lịch địa phương.

Cùng với đó, năm 2021, dự án trị giá 6.2 tỷ USD Universal Beijing Resort đã chính thức mở cửa, đánh dấu sự hiện diện của “cây đại thụ làng điện ảnh” Mỹ Universal Pictures tại thị trường Trung Quốc với một tổ hợp RD&E quy mô. Bao gồm công viên giải trí Universal Studios lớn thứ 3 châu Á, Universal CityWalk với các nhà hàng, cửa hiệu, hai khách sạn nghỉ dưỡng, 37 điểm vui chơi cùng công viên chủ đề; Universal Beijing Resort hứa hẹn sẽ đem tới cho Bắc Kinh 10 triệu lượt du khách mỗi năm.

Sự ra đời của RD&E+ - khi ngành giải trí, thương mại hướng đến tính bền vững - Ảnh 2.

Universal Beijing Resort phát triển theo mô hình RD&E. Ảnh Universal Beijing Resort

Từ những dự án trọng điểm của các ông lớn trong ngành dịch vụ, giải trí thế giới có thể thấy; RD&E là “concept” được ưa chọn. Không chỉ bởi sự kết hợp đầy ăn ý giữa hình mẫu một công viên chủ đề và hoạt động thương mại, nghỉ dưỡng mà còn bởi tính bền vững mà mô hình này đem lại. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành đích đến được cả thế giới theo đuổi.

Nhận xét về RD&E, chuyên gia Grey Lyon - KTS trưởng của Nadel Architecture + Planning gọi sự kết hợp của các yếu tố thương mại, ẩm thực và giải trí tương tác trong mô hình này là một sự song hành hoàn hảo cho ngành dịch vụ, du lịch hay thậm chí là bất động sản.

Bởi trong khi các điểm “neo”, tổ hợp giải trí là nam châm kéo khách đến thì các trải nghiệm ăn uống, mua sắm hay các hoạt động gắn kết và nghỉ dưỡng lại là lực hút níu chân du khách ở lại và chi tiêu nhiều hơn, góp phần không nhỏ đem về doanh số cho những đơn vị kinh doanh thương mại. Theo Lyon, du khách ghé thăm các công viên chủ đề giải trí, thư giãn nhưng lại dành phần lớn thời gian để ăn uống hay mua sắm; điều này vô hình chung đưa loại hình BĐS trong công viên trở thành những BĐS có giá trị bậc nhất.

RD&E sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam

Tại Việt Nam, RD&E hiện vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ trong bối cảnh mô hình công viên giải trí truyền thống đang chiếm thế độc tôn. Tuy nhiên, du khách sẽ không còn phải đợi lâu khi tới đây, mô hình này sẽ còn được Sun Group nâng cấp thành RD&E+ (Retail, Dining và Entertainment Theme Park & Resort Style) và tiên phong đem tới Bãi Sao, Phú Quốc để “làm đẹp”, thổi bùng sức sống và nâng tầm “quốc sắc thiên hương” của đảo Ngọc này.

Cụ thể, RD&E+ sẽ được Sun Group ứng dụng tại tổ hợp Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm mang tinh thần Hawaii với đầy đủ các chức năng mua sắm, ẩm thực, giải trí tương tác và nghỉ dưỡng; hứa hẹn “khai mở” chương mới cho du lịch Bãi Sao – Vịnh Ban Mai tinh khiết và quyến rũ bậc nhất TP đảo.

Sự ra đời của RD&E+ - khi ngành giải trí, thương mại hướng đến tính bền vững - Ảnh 3.

Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm mang tinh thần Hawaii sắp xuất hiện tại Bãi Sao, Phú Quốc. Ảnh phối cảnh minh họa

Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm vô vàn tiện ích tại 5 tầng thiên nhiên từ quảng trường Sao Biển trên đồi, xuyên rừng xanh Jungle, đến thung lũng Valley, Lagoon và khép lại tại đại dương tuyệt sắc. Mỗi tầng trải nghiệm sẽ là thế giới đầy đam mê với các không gian nghỉ dưỡng, nghệ thuật xanh; cửa hiệu nhiệt đới; tiệm cà phê dưới tán cây; show diễn, lễ hội biển… tạo nên một tổ hợp đậm chất Hawaii phóng khoáng, nồng hậu nơi ánh mặt trời không bao giờ tắt cùng những cuộc vui bất tận.

Chất RD&E+ sẽ được khắc họa rõ nét qua từng tầng trải nghiệm. Yếu tố giải trí (entertainment) hiện thực hóa qua các vườn sáng tạo, khu vui chơi, rạp chiếu phim, triển lãm ngoài trời, glamping hay các sự kiện, lễ hội bên bãi biển… Trong khi, 2 yếu tố Retail và Dining (thương mại, ẩm thực) sẽ đến từ loạt điểm chạm rải rác trên toàn dự án – các Park house – BĐS công viên và cũng là một phần tiện ích cung cấp các dịch vụ F&B, mua sắm hay chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng... Toàn bộ tiện ích, trải nghiệm sẽ gói gọn trong không gian xanh tựa resort khổng lồ (yếu tố Resort Style) của tổ hợp Công viên chủ đề sáng tạo all-in-one lần đầu có mặt tại Việt Nam này.

Sự ra đời của RD&E+ - khi ngành giải trí, thương mại hướng đến tính bền vững - Ảnh 4.

Tổ hợp sẽ được phát triển theo mô hình RD&E+. Ảnh phối cảnh minh họa Sun Property

Đáng chú ý, đây đồng thời cũng là lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện loại hình BĐS có giá trị thương mại hấp dẫn: BĐS công viên - Park house, đưa BĐS trở thành một phần tiện ích của công viên, hứa hẹn nâng tầm BĐS cao cấp trong nước.

Bên cạnh đó, dự án được phát triển dựa trên cảm hứng từ hệ sinh thái biển với muôn vàn loài động thực vật của Phú Quốc, tạo nên không gian đậm chất resort, mọi hoạt động đều diễn ra dưới tán cây, phù hợp với những lợi thế tự nhiên sẵn có của Bãi Sao. Tổ hợp được Sun Group và “gã khổng lồ” trong làng thiết kế cảnh quan EDSA thiết kế theo hướng trân trọng tối đa những món quà thiên nhiên ban tặng; đồng thời đánh dấu sự hiện diện của xu hướng “chữa lành” từ tiêu dùng, nghỉ dưỡng đang làm mưa làm gió trên thế giới tại nước ta.

Sự ra đời của RD&E+ - khi ngành giải trí, thương mại hướng đến tính bền vững - Ảnh 5.

Không gian đậm chất resort của tổ hợp. Ảnh phối cảnh minh họa Sun Property

Tương lai, Công viên chủ đề sáng tạo này sẽ được vận hành bởi Sun World - thương hiệu đã phát triển nên những quần thể vui chơi giải trí đình đám; góp phần đánh thức nhiều “vùng đất say ngủ” khắp 3 miền từ Bà Nà, Sa Pa, Quảng Ninh, Tây Ninh đến Hòn Thơm (Phú Quốc)...

Với sự xuất hiện của Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm mang tinh thần Hawaii cùng kinh nghiệm gần một thập kỷ gắn bó, tiềm lực và cả tâm huyết đối với đảo Ngọc của Sun Group; những người yêu mến Bãi Sao có cơ sở để mong chờ ngày bãi biển này bước lên một nấc thang mới với những mảnh ghép chất lượng - đẳng cấp - khác biệt để vang danh trên bản đồ du lịch thế giới.

PV
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.