"Sức hấp dẫn" của VN-Index trong năm 2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/12, VN-Index giảm về mức 1272,02 điểm (0,24%) giảm 3,12 điểm; HNX-Index giảm 0,99 điểm về mức 228,14 điểm (0,43%). UPCoM-Index lên mức 95,00 điểm (0,56%) tăng 0,53 điểm. Toàn sàn có 25 mã tăng trần, 275 mã tăng giá, 850 mã đứng giá, 438 mã giảm giá và 25 mã giảm sàn.
Thị trường chứng khoán đã có tuần giao dịch tích cực khi phiên cuối tuần ngày 27/12 đóng cửa vượt mốc 1,275 điểm, cùng thanh khoản cải thiện. Dù chưa có sự bứt phá mạnh mẽ hay lan tỏa trên diện rộng, nhưng sự tăng điểm tích cực của VN-Index đến từ giao dịch tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng mang lại tâm lý lạc quan cho nhiều nhà đầu tư. Chốt tuần (Từ 23/12 - 27/12), VN-Index tăng 17,64 điểm (1,4%), đóng cửa tại 1275,14 điểm; HNX Index tăng 2,06 điểm, đóng cửa tại 229,13 điểm.
Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt 62,234 tỉ đồng, tăng 18,02% so với tuần trước. Điểm sáng tiếp theo là đà mua ròng của khối ngoại dù chưa nhiều, giá trị hơn 274 tỉ đồng tập trung vào SSI, STB, CTG.
Top cổ phiếu tăng 5 phiên gần nhất.
Top cổ phiếu có khối lượng giao dịch 5 phiên gần nhất.
Trong tuần này, thị trường sẽ có 2 ngày giao dịch cuối năm (30/12 và 31/12) trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ và chuyển sang năm mới 2025. Các chuyên gia chia sẻ khả năng 2 ngày giao dịch cuối năm sẽ xuất hiện những biến động mạnh, nghiêng theo hướng tích cực, kỳ vọng xác suất kiểm định lại vùng kháng cự 1,290 - 1,300 điểm.
Sức hấp dẫn của chứng khoán 2025
Theo đánh giá của các chuyên gia, kinh tế trong nước đang phục hồi trở lại và ở mức tăng trưởng tương đối cao các quý gần đây. Chỉ số quản trị nhà mua hàng PMI vượt 50 điểm trong nhiều tháng liên tục. Tăng trưởng GDP quý III tăng 7,4% và 9 tháng tăng 6,8%, kỳ vọng cả năm tăng 7%. Lợi nhuận 9 tháng năm 2024 của các công ty niêm yết tăng trưởng khoảng 20% so cùng kỳ năm trước.
Từ nền tảng vĩ mô đó, dự đoán tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp niêm yết tăng khoảng 20% trong năm 2024 và tiếp tục duy trì ở mức hơn 20%, thậm chí 25% trong năm 2025. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào việc Mỹ đánh thuế ra sao và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất nhanh hay chậm.
Việt Nam đang đứng trước thời khắc mang tính bước ngoặt, "Những năm trước đây, chuyện cải cách kinh tế chỉ bó hẹp trong phạm vi các chính sách về thuế, trợ cấp hay hạ lãi suất... để thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề cải cách thể chế, môi trường kinh doanh đang được thực hiện rốt ráo qua việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước. Ngoài ra, hàng loạt dự án lớn như Sân bay Long Thành, điện hạt nhân Ninh Thuận, thu hút "đại bàng" trong lĩnh vực công nghệ, đường sắt tốc độ cao bắc - nam... đang được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực cho nền kinh tế, giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng bẫy thu nhập trung bình.
Năm 2024 gần kết thúc với nhiều chỉ tiêu cơ bản đã đạt được, từ tăng trưởng kinh tế đến kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, năm nay chênh lệch lãi suất là vấn đề gây ra bất ổn tỷ giá. Chênh lệch lãi suất thường kéo theo việc rút dòng vốn. Bên cạnh đó, thị trường còn đang đối mặt với ẩn số rủi ro "trade war 2.0" từ chính sách thuế quan của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kỳ vọng dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán
Năm 2025 xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn tiếp tục, không chỉ do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn từ lợi thế vị trí địa lý, giá lao động ở Việt Nam vẫn rẻ. Cơ hội tham gia sâu hơn chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tạo ra động lực cho nhóm sản xuất hàng hóa tiêu dùng hướng ra xuất khẩu.
Nhận định về các ngành nghề đang niêm yết, các chuyên gia chia sẻ: "Nhìn về dài hạn hơn, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam đang ở mức 12 lần - tương đối thấp trong 5 năm vừa qua. Nếu lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng 20% năm nay và 20 - 25% năm sau thì chỉ tiêu PEG (Price/Earnings to Growth - đo lường P/E so với tốc độ tăng trưởng EPS) đang dưới 1, chứng tỏ định giá TTCK Việt Nam tương đối hấp dẫn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, kỳ vọng nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi sẽ khẳng định vị thế của Việt Nam trong thu hút dòng vốn từ đầu tư nước ngoài nói chung, trước hết là dòng tiền từ các quỹ ETF và quỹ đầu tư chủ động trong tương lai."
Đặc biệt năm 2025 sẽ là năm mang tính bước ngoặt quan trọng với TTCK. Nếu được nâng hạng, Việt Nam có thể huy động 1,7 tỷ USD vốn thụ động, 6-7 tỷ USD vốn chủ động.
Chia sẻ về góc nhìn đầu tư gia đoạn cuối năm, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ
"Vào thời điểm cuối năm, dòng tiền thường có xu hướng chững lại khi tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. Những nhóm cổ phiếu đầu ngành thường sẽ giao dịch sôi động hơn trong giai đoạn này, song cơ hội không thực sự rõ ràng và thị trường cần thêm thời gian điều chỉnh, tích lũy. Nhà đầu tư có thể quan sát thêm và chờ đợi tín hiệu rõ nét hơn bởi thị trường đang cận kề dịp lễ nên dòng tiền đang bị thu hẹp.
Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong giao dịch dịp cận nghỉ lễ và sau nghỉ lễ. Vì rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT Holdings sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn tới PGT Holdings tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 của doanh nghiệp đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp M&A phát triển bền vững, PGT Holdings đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, đặc biệt dành góp phần xúc tiến thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. Khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật Bản, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/12/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Tổ chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh làm tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy là tổ phó.