Tắc động mạch thân nền - thời gian quyết định sự sống

Sức khỏe
10:26 AM 10/03/2022

Đột quỵ do tắc hoàn toàn động mạch thân nền một cách đột ngột cấp tính bệnh nhân sẽ có biểu hiện đột ngột té ngã, yếu liệt tứ chi, hôn mê, ngưng tim ngưng thở và có đến 90% tử vong ngay sau đó nếu không được cấp cứu ngưng tim ngưng thở kịp thời.

Động mạch thân nền là nguồn nuôi quan trọng nhất của não bộ con người, cấp máu cho các trung tâm kiểm soát tim mạch, hô hấp, và các dây thần kinh sọ quan trọng điều khiển chức năng nói, nuốt, thăng bằng… do đó, khi tắc động mạch thân nền nguy cơ tử vong cho bệnh nhân lên đến trên 90% nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu ngay.

Tuy nhiên, triệu chứng sớm của tắc động mạch thân nền giai đoạn sớm (chưa tắc hoàn toàn) lại khá giống với "rối loạn tiền đình" với đau đầu, nôn ói, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, dễ chẩn đoán nhầm lẫn. Khi triệu chứng nặng hơn bệnh nhân sẽ có nói khó, nói đớ, nuốt khó, tê yếu tứ chi, hôn mê dần thì việc chẩn đoán khá dễ dàng nhưng lúc này bệnh đã nặng, điều trị càng khó khăn hơn.

Bản mô tả nguy cơ tử vong do tắc động mạch não.

Bản mô tả nguy cơ tử vong do tắc động mạch não.

Thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ phải bất lực và tiếc nuối nhìn bệnh nhân ra đi và để lại trong lòng người thân, gia đình, đồng nghiệp biết bao đau đớn và cả những tiếng thở dài "giá như" bởi quá nhiều ca tắc động mạch thân nền đến bệnh viện trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Nằm ở giường số 7 khu Hồi sức tích cực là bệnh nhân nam (SN 1957, quê ở Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Theo đó, vào khoảng 10h30 cùng ngày, bệnh nhân đột ngột ngã quỵ, sau đó lơ mơ, yếu liệt tay chân liệt nửa người trái, yếu nửa người phải, liệt dây thần kinh số 7. May mắn của bệnh nhân là được đưa vào đúng bệnh viện - Bệnh viện S.I.S Cần Thơ nơi cấp cứu chuyên khoa sâu về đột quỵ tim mạch chỉ sau gần 1 giờ khi có dấu hiệu khởi phát đầu tiên. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán tắc nặng động mạch thân nền.

Bệnh nhân nam ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ được chẩn đoán tắc nặng động mạch thân nền. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cấp cứu can thiệp nong bóng đặt stent giúp tái thông đoạn mạch máu bị tắc, chỉ can thiệp 1 ngày bệnh nhân này đã gọi biết nghe, mở mắt, thực hiện y lệnh chậm.

Bệnh nhân nam ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ được chẩn đoán tắc nặng động mạch thân nền.

Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cấp cứu can thiệp nong bóng đặt stent giúp tái thông đoạn mạch máu bị tắc, chỉ sau can thiệp 1 ngày bệnh nhân này đã gọi biết nghe, mở mắt, thực hiện y lệnh chậm. Ngày thứ 2 sau can thiệp bệnh tỉnh, thực hiện được y lệnh, nửa người phải đã phục hồi, còn liệt nửa người trái tiếp tục được tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Hiện, bệnh nhân được theo dõi tình trạng viêm phổi, bác sĩ tại khu hồi sức tích cực (ICU) dự kiến sẽ chuyển lên trong vài ngày tới.

Không may mắn như bệnh nhân giường số 7, bệnh nhân giường số 19 có phần kém may mắn hơn. Bệnh nhân cũng là nam (SN 1981, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) vào Bệnh viện S.I.S Cần Thơ giờ thứ 12 sau khi khởi phát đột quỵ. Là một gia đình thuần nông, hằng ngày các kiến thức về bệnh tật ít được gia đình quan tâm. Theo lời của người thân, khoảng 4h sáng, bệnh nhân đau đầu dữ dội rồi đột ngột lơ mơ, sau khi vào tuyến cơ sở, bệnh nhân được đưa đến một bệnh viện khác tại tỉnh Kiên Giang chẩn đoán nhồi máu não sau đó diễn tiến nặng hôn mê.

Sau gần 12 giờ di chuyển qua nhiều nơi, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện S.I.S trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhanh chóng được đưa lên phòng can thiệp sau khi có kết quả chẩn đoán nhồi máu não do tắc nặng động mạch thân nền. 24h sau can thiệp, bệnh nhân vẫn trong tình trạng rất nặng, tiên lượng khó qua khỏi, gia đình xin cho anh về nhà, để người thân gia đình cho thể gặp mặt lần cuối. Tiếng khóc xé lòng của thân nhân bệnh nhân tại khu điều trị bệnh nặng khiến bác sĩ, điều dưỡng tại đây không khỏi xót xa.

Sau gần 12 giờ di chuyển qua các nơi, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện S.I.S trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy. 24h sau can thiệp, bệnh nhân vẫn trong tình trạng rất nặng…

Sau gần 12 giờ di chuyển qua các nơi, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện S.I.S trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy. 24h sau can thiệp, bệnh nhân vẫn trong tình trạng rất nặng…

May mắn nhất trong các trường hợp tắc động mạch thân nền mà Bệnh viện S.I.S Cần Thơ điều trị đó trường hợp của bệnh nhân N.V.X. (sinh năm 1975, ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Theo lời kể của chị Nương (vợ anh X.), khoảng 4h30 sáng chồng chị chóng mặt vã mồ hôi, đau đầu, nửa thân người dưới tê cứng, khó nói. Nghĩ chồng bị đột quỵ nên chị Nương cùng con trai đã nhanh chóng đưa chồng đến Bệnh viện S.I.S Cần Thơ. Đột quỵ giờ đầu tiên, sau khi có kết quả MRI khẳng định bị nghẽn tắc và hẹp động mạch thân nền, anh X. ngay sau đó được đưa vào phòng can thiệp cấp cứu, chụp và nong hẹp động mạch. Can thiệp thành công, anh X. được ra viện sau 10 ngày điều trị, khả năng vận động phục hồi hoàn toàn, không yếu liệt tứ chi, khả năng nói phục hồi tốt.

ệnh nhân X. ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bị đột quỵ, phát hiện sớm và được nong hẹp động mạch can thiệp thành công, anh X. được ra viện sau 10 ngày điều trị, khả năng vận động phục hồi hoàn toàn, không yếu liệt tứ chi, khả năng nói phục hồi tốt.

Bệnh nhân X. ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bị đột quỵ, phát hiện sớm và được nong hẹp động mạch can thiệp thành công, anh X. được ra viện sau 10 ngày điều trị, khả năng vận động phục hồi hoàn toàn, không yếu liệt tứ chi, khả năng nói phục hồi tốt.

Có thể thấy, các trường hợp trên cùng được chẩn đoán đột quỵ do tắc động mạch thân nền, song bên cạnh việc người bệnh được đưa đến bệnh viện đúng chuyên khoa có thể xử lý can thiệp cấp cứu đột quỵ thì chính yếu tố thời gian đã góp phần rất lớn giúp người bệnh thoát khỏi "lưỡi hái tử thần".

Theo TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết, đột quỵ do tắc động mạch thân nền là thể đột quỵ nặng nề nhất với nguy cơ tử vong và tàn phế cao nhất trong đột quỵ não, so với tắc động mạch cảnh trong nguy cơ tử vong 50%, tắc động mạch não giữa nguy cơ tử vong 30% thì tắc động mạch thân nền bên cạnh nguy cơ tử vong cao trên 90%, nếu may mắn qua khỏi nguy cơ tàn phế và đời sống thực vật kéo dài. Trong trường hợp đột quỵ do tắc hoàn toàn động mạch thân nền một cách đột ngột cấp tính bệnh nhân sẽ có biểu hiện đột ngột té ngã, yếu liệt tứ chi, hôn mê, ngưng tim ngưng thở sau đó và có thể diễn tiến tử vong nếu không được cấp cứu ngưng tim ngưng thở kịp thời.

Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết thêm, với những phương tiện chẩn đoán, điều trị đột quỵ hiện nay chúng ta đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp tắc động mạch thân nền nhưng vấn đề quan trọng nhất đó chính là thời gian vàng! Đó là khoảng thời gian trước 4h30 từ khi vừa bị đột quỵ với chỉ định thuốc tan máu đông rTPA, và trước 6h với chỉ định lấy cục máu đông thông lại mạch máu. Càng xa thời gian này cơ hội sống và phục hồi của bệnh nhân sẽ càng khó, dù người bệnh có được tái thông thành công lại mạch máu.

TS.BS Trần Chí Cường khuyến cáo trong cộng đồng đừng chủ quan với các triệu chứng chóng mặt tư thế thường xuyên, nôn ói, nói khó nuốt khó, mất ý thức thoáng qua, tê yếu tứ chi thoáng qua nhất là với người lớn tuổi. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng kiểm tra tầm soát bởi với những công nghệ hiện đại tại các mạch máu não có thể được nhìn thấy một cách dễ dàng mà không cần phải tiêm thuốc hay xâm lấn. Việc phát hiện sớm một động mạch thân nền bị hẹp nặng trên 90% thì việc điều trị cũng chủ động và an toàn hơn rất nhiều so với việc phát hiện một động mạch thân nền đã bị tắc.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Việt Nam đã đầu tư sang Australia 94 dự án tổng vốn gần 600 triệu USD Việt Nam đã đầu tư sang Australia 94 dự án tổng vốn gần 600 triệu USD

Ngày 28/3, tại Hà Nội, được sự bảo trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Úc (NT-VBC) tổ chức Hội thảo "Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Bắc Úc".