Tắc ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm vì có thể đe doạ tính mạng trẻ. Do đó, nếu trẻ bị tắc ruột cần được điều trị hoặc có phương án chăm sóc kịp thời nhằm hạn chế diến biến bệnh nặng và hồi phục sức khoẻ sớm.
- 1. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
- 2. Triệu chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh
- 3. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
1. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng tắc ruột của trẻ sơ sinh là gồm cả ruột non và đại tràng. Trong đó có rất nhiều các nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ruột khác như: Khi các dãy sợi của mô trong bụng dính sau ca phẫu thuật, bé bị viêm túi thừa, viêm ruột hoặc thoát vị và ung thư đại tràng.
Trong khi đó tình trạng tắc ruột khiến các chất trong lòng ruột ứ đọng và lâu dần tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đây là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng của sự khoẻ như hoại tử ruột, thậm chí có thể gây tử vong.
Nguy hiểm hơn cả, các trường hợp trẻ dưới 3 tuổi bị lồng ruột là phổ biến nhất. Hệ tiêu hoá của trẻ còn rất non nớt nên nguyên nhân này gây ra tình trạng tắc ruột và cần kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện để nhận điều trị.
Đọc thêm: Ăn hồng ngâm dễ gây tắc ruột, những người này tuyệt đối không nên ăn nhiều
2. Triệu chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Tình trạng tắc ruột ở trẻ đa số đều do lồng ruột vì vậy các biểu hiện chủ yếu của trẻ khi bị tắc ruột cũng liên quan mật thiết tới tình trạng lồng ruột.
Các triệu chứng dễ dàng nhận thấy trẻ bị lồng ruột gồm:
- Trẻ đột ngột khóc to do đau bụng.
- Trẻ kéo mạnh đầu gối và ngực, kèm theo đó là tình trạng khóc to.
- Trẻ khóc mỗi khi xuất hiện cơn đau.
Chú ý, các cơn đau ở trẻ có thể lặp lại khoảng 15 đến 20 phút/lần. Sau đó các cơn đau sẽ kéo dài và xuất hiện với tần suất ngắn hơn.
Một số các dấu hiệu khác trẻ có thể gặp phải gồm: trẻ bị sốt, nôn trớ, tiêu chảy, đi ngoài phân trộn lẫn máu và chất nhầy, phụ huynh sờ có thể thấy khối u trong bụng, trẻ có thể bị lịm đi và ngủ mê man.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ bị tắc ruột đều xuất hiện những dấu hiệu trên. Đối với một số trẻ thì các biểu hiện không rõ ràng. Vì vậy trẻ có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác. Do đó, để bảo vệ trẻ, phụ huynh cần quan sát kỹ để kiểm tra kịp thời các dấu hiệu bất thường khiến trẻ khó chịu để đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
3. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Có thể biết rằng tình trạng lồng ruột ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nguy hiểm. Đây còn được biết đến là một tình trạng cấp cứu y tế.
Ngay khi phát hiện trẻ bị tắc ruột, cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kịp thời cấp cứu. Điều này cũng giúp tránh được tình trạng nôn quá nhiều và gây mất nước ở trẻ.
Hơn nữa, kịp thời cấp cứu còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất chất điện giải, nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu.
Trong quy tắc điều trị tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh cần chú ý:
- Truyền dịch cho trẻ thông qua đường truyền tĩnh mạch.
- Thực hiện giải nén ruột bằng cách đặt ống thông vào dạ dày từ mũi.
- Thực hiện tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đối với biện pháp này, đây vừa là hoạt động có giá trị chẩn đoán, vừa có tác dụng trong điều trị. Đặc biệt, nếu như quá trình thụt tháo đạt hiệu quả tốt thì trẻ không cần phải điều trị thêm gì nữa.
- Trong trường hợp tháp lồng ruột nếu không hiệu quả hoặc ruột đã bị thủng thì cần thực hiện phẫu thuật xử lý tắc ruột.
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không thì câu trả lời là Có. Thực chất, tình trạng tắc ruột non ở trẻ là một trong những bệnh lý cần được cấp cứu khẩn cấp nhằm giảm thiểu các rủi ro gây ra cho sức khoẻ trẻ.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.