Tái cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu

Đầu tư và Tiếp thị
07:48 AM 27/11/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 24/11, VN-Index tăng 7,12 điểm lên 1095,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 958,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 19,243 tỷ đồng. Toàn sàn có 146 mã tăng giá, 381 mã giảm giá và 77 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 1,56 điểm lên 226,1 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 123,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2271,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng giá, 102 mã giảm giá và 62 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,04 điểm lên 84,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 53,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 595,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 113 mã tăng giá, 188 mã giảm giá và 113 mã đứng giá.

Điểm tích cực nữa là khối ngoại sau những phiên liên tiếp bán ròng đã mua ròng mạnh trở lại với hơn 408 tỷ đồng trên HOSE và 11,42 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ bán ròng gần 242 triệu đồng trên HNX.

photo-1701006152493

Dịch chuyển chuỗi cung ứng - cụm từ liên tục xuất hiện trong 5 năm trở lại đây, kể từ khi cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát. Tuy nhiên COVID-19, các cuộc xung đột địa chính trị tại Ukraine hay Dải Gaza bất ngờ nổ ra, các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu lúc này mới thấy rõ, sự rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng đang tăng lên mức cao nhất. Thực tế này buộc họ phải đi đến quyết định "dịch chuyển chuỗi cung ứng".

Cuộc đua tái cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu

Vậy trong cuộc chạy đua tái cân bằng chuỗi cung ứng và tìm kiếm nhà cung cấp, địa điểm và nhân tài mới, đâu là những yếu tố mà các doanh nghiệp sẽ xem xét khi lựa chọn "vùng đất mới" để đặt chuỗi cung ứng của mình? Việt Nam liệu có thể trở thành một ứng cử viên trong cuộc cạnh tranh định hình chuỗi cung ứng mới này?

Báo cáo của PwC chỉ ra, để di dời một nhà máy trong chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất toàn cầu sẽ phải xem xét, so sánh nhiều yếu tố. Thuế không còn tiêu chí ưu tiên khi quy định thuế tối thiểu toàn cầu áp dụng từ đầu năm sau.

Hiện 3 tiêu chí quan trọng nhất là Kỹ năng - Cơ sở hạ tầng - Quy mô lực lượng lao động. Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan đang là những địa điểm tiềm năng nhất.

Tuy nhiên vẫn có sự đánh đổi ở đây, dù Malaysia được đánh giá tương đối cao về kỹ năng và cơ sở hạ tầng nhưng xét về lực lượng lao động và chi phí của nước này lại bị xếp sau Indonesia và Việt Nam tại ASEAN.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã Hội, Quản trị) cũng đang được xem là tiêu chí mới không thể bỏ qua.

"Rất nhiều quốc gia đã đưa ra điều kiện về ESG, đơn giản là về nguyên vật liệu, yêu cầu về thu hồi. Châu Âu đã đưa ra nhiều quy định với 6 nhóm ngành, nếu không đạt được tiêu chí cơ bản về giảm thiểu carbon, sẽ bị áp thuế rất cao", bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam, cho biết.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu không thể đáp ứng các kỳ vọng và quy tắc ESG nghiêm ngặt của người mua toàn cầu, như Net Zero, trách nhiệm xã hội…, các nhà cung cấp sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng mới đang được doanh nghiệp thiết lập.

Vậy Việt Nam đang ở đâu và có được hưởng lợi trong cuộc đua tái cân bằng mới này của chuỗi cung ứng toàn cầu?

"Chúng ta được hưởng lợi, nhưng không nhiều như chúng ta mong muốn. Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so sánh với Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì thực sự phần chúng ta thu được không lớn đến mức chúng ta có thể. Đầu tư chúng ta thu được chủ yếu là ở phần lao động. Giá trị gia tăng cao thì đầu tư không vào chúng ta. Ngoài chuyển đổi về số lượng, chúng ta cần xem về chất lượng", bà Đinh Thị Quỳnh Vân nhận định.

Báo cáo của PwC cũng cho rằng, đây là thời điểm "vàng" chuyển giao từ phục hồi sang tăng trưởng. Do vậy sự dịch chuyển hay tái cân bằng chuỗi cung ứng là sự cần thiết, dù có những rủi ro đi kèm.

Mỹ và EU cạnh tranh thu hút dịch chuyển chuỗi cung ứng

Rõ ràng dịch chuyển chuỗi cung ứng đang được xem là một chiến lược tái cân bằng mới các tập đoàn đa quốc gia bắt buộc phải lựa chọn. Tuy nhiên châu Á - Thái Bình Dương cũng chỉ là một điểm đến bên cạnh những vị trí đặt nhà máy khác có thể kể đến như là quay trở lại quốc gia đặt trụ sở chính - chiến lược Reshoring hay Near-shoring - đặt cơ sở sản xuất gần quốc gia mình; Friend-shoring - đặt tại những quốc gia đối tác.

Để giúp doanh nghiệp có thể tái cân bằng chuỗi cung ứng một cách nhanh nhất, cả Mỹ và châu Âu đều đã có những đạo luật hay ưu đãi đi kèm.

Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 tại Mỹ đang cung cấp những khoản trợ cấp lớn và giảm thuế để các công ty thuộc các lĩnh vực trọng yếu, ví dụ như năng lượng xanh, công nghệ sạch… có thể chuyển địa điểm sản xuất về quốc gia này.

Thực tế, các tập đoàn lớn như TSMC, Intel và Samsung đã thông báo kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn trị giá hàng tỷ USD tại đây và hơn 20 nhà máy sản xuất xe điện dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2026.

Còn với khu vực châu Âu, chiến lược "Near-shoring" đang được thúc đẩy thông qua hàng loạt ưu đãi hợp tác với các quốc gia Đông Âu nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nhân công lớn và giá rẻ, qua đó giúp các doanh nghiệp châu Âu xây dựng nhà máy cần thâm dụng lao động.

Như vậy cuộc cạnh tranh trở thành điểm đến mới trong lần dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu lần này sẽ rất quyết liệt. Để giành chiến thắng thì các các nhà cung ứng hay một quốc gia cần hội tụ đủ các yếu tố về chi phí, về hệ sinh thái đi kèm hay sử dụng các công nghệ tiên tiến và tích hợp ESG.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 24/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

‏Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai Trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai

Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ tỉnh Lào Cai 150 tỷ đồng và tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3.