Tái cấu trúc doanh nghiệp và kinh nghiệm M&A của Nhật Bản

Đầu tư và Tiếp thị
08:10 AM 19/11/2021

Tái cấu trúc xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Tuy nhiên tái cấu trúc có nhiều hướng triển khai với nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp M&A (Mua bán và sáp nhập) đã được Nhật Bản sử dụng hiệu quả từ hàng chục năm qua.

photo-1637280089179

Nhật Bản với các ngành công nghiệp của mình đã tạo dựng một kết cấu ngành với sự hiện diện của rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là nền tảng ở dưới, trên đó là các doanh nghiệp trung bình và trên cùng là các doanh nghiệp cỡ lớn. Nhật Bản đã xây dựng mô hình ngành công nghiệp theo hình tháp nhọn với chân hình tháp mở rộng là các SME, có năng lực sản xuất trong nước rất cao.

Thêm vào đó, chiến lược tăng trưởng M&A của Nhật Bản cũng được hỗ trợ nhờ nguồn tiền dồi dào tích lũy hơn 20 năm qua, đạt trên 2.345 tỷ USD, tồn tại tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0% và dưới sức ép phải tái đầu tư số tiền này của các cổ đông khiến năm 2019 đạt kỷ lục với hơn 4.000 thương vụ trong tất cả các loại hình M&A mà Nhật Bản đã thực hiện ở khu vực Châu Á và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

photo-1637280090637

Nhật Bản vốn là quốc gia có nhiều tập đoàn kinh tế đa ngành như Mitsubishi, Asahi, Softbank… nhưng có kết quả kinh doanh đáng ngưỡng mộ vì các tập đoàn này được hình thành sau một quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp thông qua M&A. Các chuyên gia kinh tế khẳng định, chỉ có M&A mới có thể biến đổi các doanh nghiệp yếu, thua lỗ thành những doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bằng việc kết hợp các điểm mạnh của các doanh nghiệp lại với nhau. Ở đây cũng cần lưu ý là doanh nghiệp chính là tế bào của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, đội ngũ chuyên gia tư vấn về M&A chính là những người cấy ghép, gắn kết các gen của tế bào lại với nhau.

Những doanh nghiệp Nhật Bản đã có kinh nghiệm trong thị trường M&A tại Việt Nam

Năm 2019, giá trị giao dịch tại Việt Nam lên đến gần 390 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2017 và đánh dấu lần đầu tiên ghi tên vào nhóm 3, với sự chênh lệch không đáng kể đối với vị trí thứ hai là Indonesia (415 triệu USD).

Trong 10 tháng năm 2020, giữa Nhật Bản và Việt Nam có 21 giao dịch M&A được công bố, chỉ đứng sau Singapore. Mặc dù giảm sút 25% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên đối với mức giảm chung của số lượng giao dịch ra nước ngoài của Nhật Bản là 33%, thì mức giảm này của Việt Nam là mức giảm chung của thị trường và các nước khác trong khu vực.

Về giá trị giao dịch, lũy kế 10 tháng, Việt Nam tăng vị trí lên một bậc so với năm 2019, đứng vị trí thứ hai với tổng giá trị 282 triệu USD.

Trở lại câu chuyện M&A của Nhật Bản, các chuyên gia kinh tế cho rằng rút ra ba bài học cho Việt Nam: Đó là Bảo đảm môi trường pháp lý tốt: Ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý giúp cho việc thực hiện M&A tốt nhất. Thứ hai, Lựa chọn hình thức M&A phù hợp với nhu cầu, mục đích và môi trường của doanh nghiệp. Thứ ba, Xây dựng đội ngũ chuyên gia tốt, chuyên nghiệp sẽ giúp M&A đạt kết quả cao.

Công ty Cổ phần PGT Holdings (mã chứng khoán trên sàn HNX là: PGT) vốn có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex thành lập trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Hiện vốn điều lệ của công ty là hơn 92 tỷ đồng sau 2 lần tăng vốn.

Theo Ông Kakazu Shogo, CEO của PGT Holdings có chia sẻ thêm: PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) với tầm nhìn và thực hiện các chính sách, phương pháp "Phát triển bền vững" cùng hàng loạt cuộc cải cách kinh doanh lớn, đây cũng là điều mà Ban lãnh đạo công ty giải thích cho những chuyển biến tích cực của cổ phiếu PGT trong thời gian gần đây. Bước đệm đầu tiên chính là việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài lên 85%. Đồng thời, với hoạt động kinh doanh cốt lõi là M&A, PGT Holdings đưa ra kế hoạch và tầm nhìn của công ty về việc "Đưa nền tảng M&A hàng đầu Việt Nam vươn ra thế giới".

photo-1637280091847

Đối với hoạt động trong nước, công ty con của PGT Holdings là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực, tiếp thị kỹ thuật số và công nghệ.

Tại Myanmar, PGT Holdings cũng đầu tư mảng tài chính của công ty con BMF Microfinance.

Tại Nhật, Công ty Cổ phần PGT JP đang được tái cơ cấu với vai trò là nơi tiếp nhận cũng như chuyển giao các dịch vụ cho các đối tác Nhật. Cũng như là nơi có thể hỗ trợ người Việt Nam sang làm việc và du học.

Ở hầu hết các ngành nghề mà PGT Holdings đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển đều thuộc nhóm ngành "hot", có dư địa tăng trưởng lớn và không bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của các lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, tài năng cũng khiến PGT Holdings trở thành một trong những công ty mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.

PV
Ý kiến của bạn
Trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai Trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai

Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ tỉnh Lào Cai 150 tỷ đồng và tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3.