Chủ tịch Lê Đức Thọ: Vietinbank muốn trở thành "Ngân hàng thương mại quốc gia của Việt Nam"
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Vietinbank cho biết, mục tiêu của ngân hàng là muốn khi nói đến ngân hàng tài chính của Việt Nam là nói đến Vietinbank.
Sáng 16/4, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021. Tại đại hội, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã chia sẻ những mục tiêu chiến lược của Vietinbank trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Cụ thể, ông Thọ cho biết, kế hoạch giai đoạn 2021-2023, Vietinbank sẽ hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Trong tinh thần chính của chiến lược này, quan điểm phát triển là xây dựng Vietinbank trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất cả nước và là "Ngân hàng thương mại quốc gia" của Việt Nam, ngân hàng uy tín nhất Việt Nam. Ông Thọ muốn mỗi khi nói đến ngân hàng tài chính của Việt Nam là nói đến Vietinbank.
Để trở thành "Ngân hàng thương mại quốc gia" của Việt Nam, Vietinbank đã xây dựng các chỉ tiêu tài chính, so sánh tương quan của Vietinbank với các ngân hàng khác trên thị trường, có báo cáo dày công xây dựng để trình Ngân hàng Nhà nước, sau đó tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh.
Với vai trò "Ngân hàng thương mại quốc gia", Vietinbank sẽ phục vụ tất cả các ngành nghề, các khu vực, các địa phương của Việt Nam, phục vụ cả doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân, cơ quan chính phủ, khu vực kho bạc, thuế, hải quan, các cơ quan hành chính nhà nước, kết nối thị trường tài chính như chứng khoán, công ty tài chính, cho thuê tài chính, bảo hiểm...
Mục tiêu xa hơn của Vietinbank là đến năm 2025 lọt vào Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trên bảng xếp hạng tài sản ngân hàng tính đến cuối năm 2020, Vietinbank hiện có tổng tài sản khoảng 1,341 triệu tỷ đồng, ngang ngửa Vietcombank và kém BIDV khoảng 175 nghìn tỷ đồng, kém Agribank khoảng 230 nghìn tỷ đồng. Về lợi nhuận, Vietinbank lãi trước thuế hơn 17.000 tỷ đồng năm 2020, trong khi Vietcombank báo lãi hơn 23.000 tỷ đồng.
Tại đại hội hôm nay, Vietinbank đã thông qua kế hoạch 2021 với các chỉ tiêu tài chính như tổng tài sản tăng trưởng từ 6-10%; Dư nợ tín dụng tăng trưởng tối đa 7%; Nguồn huy động từ tổ chức kinh tế & dân cư tăng trưởng 8-12%; Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 1,5%; Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 16.800 tỷ đồng.
Hà MyTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.