Tài sản mã hóa liệu có phải là “Chìa Khoá Vàng” trong bối cảnh hiện nay?

Đầu tư và Tiếp thị
07:45 AM 28/10/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10/2022, VN-Index tăng 28,4 điểm (2,86%) lên 1.021,76 điểm, HNX-Index tăng 5,57 điểm (2,7%) đạt 211,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,7 điểm (0,92%) lên 76,55 điểm.

Toàn sàn có 146 mã tăng trần, 524 mã tăng giá, 769 mã đứng giá, 141 mã giảm giá, 35 mã giảm sàn.

Tài sản mã hóa (TSMH) và các hoạt động liên quan tới TSMH ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Việc chưa thể kiểm soát quy mô của các hoạt động liên quan tới TSMH tại Việt Nam làm cho việc đánh giá chính xác các tác động của chúng tới việc ban hành, thực thi chính sách tiền tệ và các tổn thất khác tới nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, các hoạt động biến tướng của kinh doanh tiền mã hóa đa cấp đã cho thấy những rủi ro, thách thức tới việc thực hiện mục tiêu phát triển ổn định hệ thống tài chính, an ninh tài chính quốc gia, chính sách tài chính - tiền tệ. Sự tồn tại và phát triển tất yếu của TSMH buộc Chính phủ, các cơ quan quản lý cần có các chính sách, biện pháp quản lý phù hợp đối với vấn đề này.

Theo Ngân hàng châu Âu (EAB), TSMH không được phát hành hoặc bảo đảm bởi ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức chính phủ. TSMH có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi, mục đích đầu tư hoặc quyền truy cập, tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ.

Hiện nay, TSMH thường được đề cập dưới dạng các thuật ngữ như đồng tiền mã hóa (coins), đồng tiền tiện ích (utility coins, utility tokens), mã thẻ bảo mật chứng khoán (security tokens), mã thẻ nền tảng (platform tokens), mã thẻ bảo mật thanh toán (transactional tokens, payment tokens), mã thẻ bảo mật quản trị (governance tokens).

Coin dùng cho những loại tiền điện tử có công nghệ chuỗi khối (blockchain) riêng, như Bitcoin hay Ethereum. Mã thẻ bảo mật (Token) là một dạng tài sản mã hóa dùng chung blockchain với một loại tiền điện tử khác.

Nhưng nhìn chung, TSMH có thể phân loại thành ba nhóm: 1. TSMH thanh toán thường được đề cập dưới tên gọi tiền ảo, tiền mã hóa. Loại TSMH này chỉ được sử dụng với chức năng của một loại tiền tệ, là công cụ trung gian thanh toán, như cho phép mua/bán hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tích trữ giá trị; 2. TSMH đầu tư là loại TSMH cung cấp quyền, có thể là quyền sở hữu đối với tài sản ngoài chuỗi, như bất động sản, thiết bị, doanh nghiệp… hoặc quyền được nhận cổ tức, lợi nhuận…; 3. TSMH tiện ích là loại TSMH đại diện cho quyền đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể nào đó, nhưng không thực hiện chức năng thanh toán với các loại hàng hóa, dịch vụ khác.

Các hoạt động phổ biến liên quan tới TSMH gồm có khai thác hay đào (mining), airdrop, huy động vốn (ICO, ITO, STO). Khai thác thực hiện hai chức năng: tạo lập và cho ra đời các mã thẻ bảo mật tiền mã hóa mới; xác minh, xác thực và thêm các giao dịch mạng đang diễn ra vào sổ cái công khai.

Airdrop là hoạt động phân phối TSMH miễn phí, phục vụ mục đích quảng cáo, cải thiện sự phổ biến và lưu thông của một loại TSMH. Hoạt động ICO và ITO là huy động vốn từ công chúng nhưng thay vì bán cổ phiếu như IPO, trong mỗi đợt ICO hoặc ITO, một đồng tiền mã hóa mới hoặc thẻ bảo mật tiện ích mới được phát hành cho nhà đầu tư để đổi lấy tiền tệ chính thống như USD hoặc các loại tiền mã hóa phổ biến khác như Bitcoin, Ethereum, Litcoin, USDT...

Tài sản mã hóa ban đầu được tạo ra với mục đích thực hiện chức năng thanh toán của tiền tệ, đồng thời thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Do đó TSMH đi kèm với những lo ngại về rửa tiền, tài trợ cho các hoạt động tội phạm, trốn thuế, giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ và tài chính của chính phủ nhằm điều tiết các hoạt động của nền kinh tế.

Khi TSMH được phát triển như một kênh huy động vốn, các cơ quan quản lý chứng khoán lại đối mặt với những thách thức về việc đánh giá tính khả thi của các dự án liên quan, tính minh bạch của các thông tin do các nhà phát hành công bố, quản lý và truy tìm dấu vết của các dòng tiền đầu tư… do những đặc tính của công nghệ blockchain.

Mặc dù TSMH đã xuất hiện và phát triển trong hơn một thập kỷ gần đây, nhưng các vấn đề về chính sách, quản lý đối với TSMH mới chỉ được chính phủ các quốc gia chú trọng quan tâm trong khoảng 5 năm trở lại đây. Trước đó, các cơ quan quản lý tiền tệ và dịch vụ tài chính toàn cầu coi TSMH là một lĩnh vực, phạm trù ít có ảnh hưởng tới thị trường tài chính và hệ thống tài chính. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của các loại TSMH và sự phổ biến ngày càng rộng rãi của TSMH trên toàn cầu, cũng như những nguy cơ, rủi ro của loại tiền này tới sự ổn định của hệ thống tài chính và sự phát triển của các nền kinh tế, đã buộc các cơ quan quản lý tiền tệ và dịch vụ tài chính phải có cơ chế chính sách và quản lý đối với lĩnh vực này.

2. Thực trạng tài sản mã hóa tại Việt Nam

Từ năm 2017 tới nay, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu trên thế giới về số lượng quan tâm đến TSMH. Điều này thể hiện qua các số liệu thống kê về từ khóa tìm kiếm, số lượng truy cập từ Việt Nam vào các sàn giao dịch tiền mã hóa và các khảo sát liên quan tới việc sở hữu TSMH được thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu.

Hoạt động phổ biến nhất liên quan tới TSMH tại Việt Nam là giao dịch thứ cấp trên sàn giao dịch. Các hoạt động khác cũng đã xuất hiện nhưng chưa phát triển mạnh mẽ.

Mua bán tiền mã hóa trên sàn giao dịch

Các sàn giao dịch TSMH phổ biến, có hỗ trợ cho khách hàng Việt Nam và được tin tưởng bởi thị trường Việt Nam gồm có Remitano, Binance, Bitcoin Diginet... Các sàn cạnh tranh nhau ở mức phí áp dụng đối với các giao dịch. Một số sàn không thu các khoản phí khi nạp tiền vào hệ thống (Bitrext, Huobi), một số sàn như Binance, Remitano, Kucoin, Poloniex... thu phí khi thực hiện các giao dịch rút tiền và mức phí này phụ thuộc vào loại tiền rút. Đa số các sàn thu phí với các giao dịch mua bán và cạnh tranh nhau ở mức phí này. Một số sàn như Bitrext, Binance... quy định về số lượng tiền rút mỗi ngày đối với mỗi tài khoản theo cấp bậc của tài khoản, quy mô giao dịch theo thường kỳ.

Các sàn đều áp dụng phương thức bảo mật 2 lớp (2FA) cho tất cả các tài khoản và đây đang được xem là một trong các hình thức bảo mật an toàn và hiệu quả nhất. Không chỉ có hoạt động mua bán TSMH trên sàn, nhiều loại hoạt động tài chính khác như dịch vụ cho vay (Poloniex), giao dịch ký quỹ (BitFinex)... cũng được cung cấp bởi các sàn giao dịch.

Tại Việt Nam, nhiều đối tượng trục lợi từ lỗ hổng của pháp luật và sự thiếu hiểu biết về các dịch vụ tài chính cũng như ham lợi nhuận của người dân để thực hiện các hành vi lừa đảo, làm xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh TSMH biến tấu, đa cấp tại Việt Nam. Một số dự án đa cấp tiền ảo tại Việt Nam xuất hiện nhiều, như tiền ảo Gem, Vitea, BBO, Win…

Điểm chung của các dự án này là: lãi suất đưa ra cao; sử dụng chung một quy trình (dùng tiền pháp định để mua Bitcoin, Ethereum, USDT sau đó, sử dụng số mã hóa này để quy đổi sang tiền ảo nội bộ do các công ty này tự phát hành - tiền ảo rác); mô hình kinh doanh đa cấp (hưởng hoa hồng khi mời thêm được người tham gia và hưởng hoa hồng gián tiếp cho các cấp mạng lưới tiếp theo). Các mô hình kinh doanh này không chỉ diễn ra tại khu vực thành thị, mà còn đang nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh thành, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, các đối tượng mà các dự án hướng tới để thu hút đầu tư gồm nhiều thành phần có kiến thức tài chính hạn chế, như sinh viên, bà nội trợ, các cán bộ đã nghỉ hưu…

3. Thách thức của tài sản mã hóa đối với chính sách tài chính-tiền tệ Việt Nam

Lỗ hổng pháp lý đối với TSMH dẫn đến thiếu cơ sở cho việc ban hành và thực thi các chính sách tài chính - tiền tệ đối với TSMH.

Hiện nay vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức quản lý TSMH và các hoạt động liên quan tại Việt Nam. Các quy định liên quan tới TSMH nằm rải rác ở một số văn bản pháp luật và mới chỉ điều chỉnh hoạt động sử dụng TSMH như một phương tiện thanh toán, thay thế cho tiền pháp định. Chính phủ đã có những động thái liên quan tới Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác8. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng các dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo (Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 13/4/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo).

Hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bitcoin sẽ bị phạt tiền từ 150 đến 200 triệu đồng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung năm 2017 (khoản 6, Điều 27 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng). Như vậy hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, không công nhận tiền mã hóa là đồng tiền pháp định. Đồng thời, Việt Nam cũng chưa ghi nhận giá trị pháp lý của TSMH là một loại hàng hóa hay một loại tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế các giao dịch liên quan tới TSMH vẫn diễn ra trên thị trường và không ngừng phát triển.

Thực trạng trên đã làm cho việc thiết kế, ban hành chính sách tài chính - tiền tệ đối với TSMH còn nhiều thách thức, chưa có cơ sở để thực hiện. Do TSMH chưa được công nhận tính pháp lý là phương tiện thanh toán, hay tài sản, hàng hóa... nên việc áp dụng các chính sách thuế hay quản lý như một loại chứng khoán đối với hoạt động ICO, ITO, STO đều không có cơ sở. Điều này làm cho Nhà nước thất thu đối với các hoạt động phát sinh nhiều lợi nhuận, chưa có cơ chế bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng dịch vụ, nhà đầu tư, việc quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong xã hội liên quan tới các giao dịch TSMH chưa được quan tâm và bảo vệ đúng mức.

Trong kịch bản Việt Nam coi TSMH là một loại tài sản hoặc hàng hóa và muốn thu thuế đối với các giao dịch liên quan tới loại tài sản, hàng hóa này thì đây cũng là một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý thuế. Việc thu thuế chỉ có thể được thực hiện trên các sàn giao dịch, các tài khoản giao dịch có đăng ký thông tin, còn trên thực tế không thể kiểm soát được các giao dịch trực tiếp giữa những người sở hữu TSMH với nhau mà không qua đăng ký do không có căn cứ nào để xác định và yêu cầu các giao dịch đó phải nộp thuế liên quan tới TSMH. Đây là kẽ hở để các giao dịch về TSMH thực hiện và cơ quan nhà nước chịu thiệt hại về thất thu thuế.

Việc xác định phạm vi quản lý của các quy định liên quan tới TSMH là một vấn đề lớn trong quản lý TSMH. Mỗi chính phủ của mỗi quốc gia khó có thể ngăn chặn và kiểm soát hoàn toàn các dòng lưu chuyển xuyên quốc gia do đặc tính kỹ thuật của các loại TSMH, ngay cả khi thành lập các liên minh đa quốc gia để quản lý thì cũng không thể kiểm soát hoàn toàn được các loại TSMH. Nền tảng cho các quy định về chính sách thuế là dựa trên nền tảng giá trị của đồng tiền pháp định, do đó vấn đề phát sinh là bài toán định giá. Mặc dù, việc định giá có thể dễ dàng hơn do có các trang thông tin về giao dịch, giá của các loại TSMH, nhưng thị trường TSMH hoạt động liên tục, 24/24 giờ, 7 ngày một tuần, biên độ giá cả dao động mạnh.

Tài sản mã hóa được phổ biến như một phương tiện thanh toán sẽ làm giảm tính hiệu quả của việc thực thi chính sách tiền tệ.

Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá trị và sự phổ biến của TSMH đang đặt ra nhiều thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, cũng như vấn đề kiểm soát các mục tiêu, biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, nguồn cung tiền, lãi suất, tỷ giá…

Không giống như tiền điện tử về bản chất là việc số hóa hình thái của tiền pháp định, do đó góp phần làm giảm tiền mặt lưu thông trên thị trường, TSMH làm thay đổi tiền trong lưu thông nếu được coi là một loại phương tiện thanh toán. Trong hệ thống tiền tệ truyền thống, ngân hàng trung ương thường điều chỉnh cung tiền thông qua công cụ lãi suất, khuyến khích hoặc hạn chế ngân hàng thương mại cung tín dụng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Kênh truyền dẫn chính sách trên không có tác dụng đối với TSMH do tư nhân phát hành. TSMH trong lưu thông sẽ gây ra những ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính sách tiền tệ.

Mặc dù, chưa có số liệu chính xác về giá trị TSMH và tỷ lệ giá trị của loại tài sản này trong lưu thông tại Việt Nam nhưng sự "góp mặt" ngầm của loại tài sản này trong thanh toán, đầu tư... dường như đã ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng và khả năng sẽ làm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước trở nên khó khăn hơn.

Tài sản mã hóa góp phần làm tăng thách thức đối với việc thực hiện mục tiêu ổn định hệ thống tài chính của chính sách tài chính - tiền tệ.

Việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng được quy định cụ thể tại Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/01/2021 của Ngân hàng Nhà nước.

Để tận dụng được những lợi ích do TSMH đem lại như một phương tiện thanh toán với chi phí thấp, hay là một loại công cụ tài chính để đầu tư cần dựa trên cơ sở một nền tảng công nghệ, thị trường tài chính, kiến thức tài chính của cộng đồng. Hầu hết các quốc gia chính thức công nhận tính pháp lý của TSMH như một phương tiện thanh toán, một loại tài sản hay công cụ tài chính đều là các quốc gia có thị trường tài chính phát triển (Anh, Singapore, Hồng Kông...), mức độ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cao (các quốc gia châu u). Trong khi đó, thị trường tài chính, kiến thức tài chính của cộng đồng và tài chính toàn diện của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các quốc gia, khu vực như Hồng Kông, Singapore.

Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đánh giá, Việt Nam đứng vị trí 103/144 quốc gia về mức độ sẵn có đối với dịch vụ tài chính và chỉ 24% người trưởng thành được xếp vào nhóm có trình độ dân trí về tài chính ở mức cao. Do đó, mặc dù những cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, trong thực tế hiện nay, TSMH tại Việt Nam vẫn có những biến tướng khá phức tạp như mô hình kinh doanh đa cấp dưới hình thức kêu gọi đầu tư TSMH.

Tài sản mã hóa góp phần tạo ra các loại hình dịch vụ tài chính mới, tạo áp lực chuyển đổi lên các loại hình dịch vụ tài chính truyền thống, tăng thách thức cho việc quản lý, giám sát hoạt động của thị trường tài chính.

Nhiều loại hình dịch vụ mới liên quan tới các giao dịch mã hóa, như nền tảng thẻ bảo mật và dịch vụ quản lý khóa. Xu hướng trên thị trường chứng khoán truyền thống sẽ thay đổi và theo quy trình của các giao dịch mã hóa. Một số thị trường đã có kế hoạch sử dụng công nghệ mã hóa cho quy trình phát hành chứng khoán, lưu ký, đặt lệnh và giao dịch. Quá trình chuyển đổi này của thị trường đòi hỏi các bên tham gia phải thực hiện các chức năng mới liên quan tới TSMH và các quy định mới đối với các giao dịch.

Do đó, thực tiễn đòi hỏi những quy định mới đối với cả các loại tài sản truyền thống, cơ chế hoàn toàn mới đối với quy trình và chức năng của hệ thống tài chính, chứ không chỉ đơn thuần là đối với đối tượng, sản phẩm, dịch vụ tài chính mới. Thị trường tài chính truyền thống đang trong quá trình chuyển đổi hiệu quả, toàn diện hơn do đang chuyển hướng sang phi tập trung nhiều hơn.

Tài sản mã hóa làm tăng nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố, đe dọa an ninh tài chính quốc gia.

Sự xuất hiện của TSMH làm tăng thách thức đối với phòng ngừa rửa tiền và tội phạm. Xuất phát từ bản chất có khả năng tiếp cận toàn cầu và môi trường tồn tại, phát triển của TSMH, các rủi ro tiềm ẩn liên quan tới khả năng ẩn danh chủ thể dễ dàng, do đó rất khó khăn cho việc xác định và xác minh các chủ thể tham gia giao dịch. Trách nhiệm tuân thủ, giám sát và thực thi đối với các giao dịch có liên quan đến TSMH không thể minh bạch và cụ thể, đặc biệt khi các giao dịch được phân tách ra nhiều công đoạn thực hiện tại các quốc gia, khu vực khác nhau. Do đó, sự giám sát, quản lý từ bộ phận trung tâm hầu như không có khả năng thiết lập và thực hiện.

Tài sản mã hóa dựa trên nền tảng công nghệ nên có nguy cơ cao bị tin tặc lấy cắp thông tin, truy cập vào các ví điện tử và thực hiện các giao dịch mạo danh. TSMH là lĩnh vực mới nên nhiều đối tượng tham gia thị trường chưa chuẩn bị đầy đủ kiến thức sẽ trở thành đối tượng cho những kẻ lừa đảo. Quản lý không tốt những rủi ro nêu trên có thể làm cho các TSMH dễ bị giả mạo, gian lận và dẫn tới các yêu cầu bồi thường không được hỗ trợ bởi các tài sản sẵn có của các tổ chức phát hành.

Các loại TSMH được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain có các đặc điểm ẩn danh, phân quyền và giả mạo, do đó nó trở thành kênh giao dịch hoàn hảo cho bọn tội phạm thực hiện rửa tiền và các hoạt động tội phạm khác. Các vụ trộm TSMH khó bị phát hiện hơn so với các vụ trộm thông thường bởi một số tội phạm sử dụng các phương tiện đặc biệt để ăn cắp thông qua công nghệ che giấu và phần mềm đặc biệt, hầu hết các trường hợp trộm cắp TSMH không có dấu vết.

Quay trở lại với PGT Holdings (HNX: PGT), doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Khép lại phiên giao dịch ngày 27/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.