Tại sao bé ngủ không sâu giấc?
Tại sao bé ngủ không sâu giấc là thắc mắc của nhiều phụ huynh lần đầu làm ba mẹ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc và phương pháp giúp trẻ ngủ ngon.
- 1. Tại sao bé ngủ không sâu giấc? Một số nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ
- 1.1. Bé bị rối loạn lo âu chia ly
- 1.2. Bé ngủ không sâu giấc do mệt mỏi hoặc đồ uống chứa caffeine
- 1.3. Môi trường mới hoặc những thay đổi về thói quen sinh hoạt
- 1.4. Một số bệnh lý khiến trẻ ngủ không sâu giấc
- 1.5. Ngủ không sâu giấc do tác dụng của thuốc
- 2. Các phương pháp khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc ở trẻ
Tại sao bé ngủ không sâu giấc vào ban đêm? Điều này gây ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ? Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc sẽ giúp ba mẹ tìm được phương pháp khắc phục hiệu quả nhất giúp trẻ ngủ ngon hơn và phát triển toàn diện.
1. Tại sao bé ngủ không sâu giấc? Một số nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào chỉ cần có sự thay đổi về thể chất và nhận thức đều có thể làm bé bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
1.1. Bé bị rối loạn lo âu chia ly
Trong trường hợp này có thể xảy ra ở trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi. Tình trạng bé ngủ không sâu giấc do rối loạn lo âu chia ly sẽ biến mất khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu chia ly là do bé muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về.
Đối với các bé đang học nói và nhận biết đồ vật, có thể là do bị tâm trí thôi thúc ghi nhớ dẫn đến khó ngủ hoặc dễ tỉnh giấc vào ban đêm.
1.2. Bé ngủ không sâu giấc do mệt mỏi hoặc đồ uống chứa caffeine
Bé ngủ không sâu giấc cũng có thể là do ban ngày chơi đùa quá sức dẫn đến mệt mỏi. Hoặc bé gặp vấn đề gì đó làm tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Ngoài ra, đồ ăn, đồ uống chứa caffein cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ.
1.3. Môi trường mới hoặc những thay đổi về thói quen sinh hoạt
Sự thay đổi về môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như bệnh tật, chứng ngưng thở khi ngủ, trẻ bị dị ứng, mộng du hoặc mắc phải hội chứng chân không yên.
1.4. Một số bệnh lý khiến trẻ ngủ không sâu giấc
Chứng ngưng thở khi ngủ: Khi mắc phải hội chứng này trẻ có thể ngừng thở trong khoảng 10 giây trở lên. Thông thường trẻ sẽ không biết tình trạng này đang diễn ra khi ngủ. Vì thế nó vô cùng nguy hiểm.
Một số dấu hiệu cho biết trẻ đang bị ngưng thở khi ngủ như: Ngáy to, mở miệng khi ngủ, buồn ngủ quá mức trong ngày. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch và các vấn đề học tập, hành vi của trẻ sau này.
Hội chứng chân không yên: Bệnh lý này có thể xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ. Bé mắc hội chứng chân không yên sẽ có cảm giác bị lắc lư, rung chuyển hoặc có cảm giác kiến bò ở chân khiến trẻ thường xuyên thay đổi vị trí khi ngủ.
Đọc thêm:
Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?
Trẻ ra nhiều mồ hôi có đáng lo không? Xử lý bằng cách nào?
Mộng du hoặc gặp giấc mơ xấu: Những cơn ác mộng khiến bé bị thức giấc đột ngột do sợ hãi. Bé có thể kích động, la hét, khóc lóc, không tỉnh táo khi thức giấc. Ở nhiều trường hợp trẻ sẽ không nhớ mình đã mơ thấy điều gì, cơn ác mộng đó diễn ra như thế nào. Hầu hết các cơn ác mộng thường xuất hiện sau khoảng 90 phút khi trẻ đi ngủ.
Hen suyễn, dị ứng, nghẹt mũi do cảm lạnh,...cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc do khó thở. Một số tình trạng khác như đau bụng, mọc răng, trào ngược axit, đau tai,...cũng làm cản trở giấc ngủ của trẻ.
1.5. Ngủ không sâu giấc do tác dụng của thuốc
Một số loại thuốc điều trị cảm lạnh, di ứng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Vì thế, khi trẻ gặp vấn đề nào đó về sức khoẻ tốt hơn hết bạn nên trao đổi với các bác sĩ về phương pháp điều trị và liều lượng thuốc khi sử dụng.
2. Các phương pháp khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc ở trẻ
Để cải thiện tình trạng bé ngủ không sâu giấc bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột tử, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
- Tắt các thiết bị chiếu sáng trong phòng khi trẻ được 3 - 6 tháng tuổi. Đặc biệt là các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như màn hình điện thoại, tivi, máy tính,...
- Đặt thú nhồi bông xung quanh giường ngủ của bé để mang lại cảm giác an toàn, ấm áp và thoải mái cho giấc ngủ của trẻ.
- Chơi đùa với trẻ, vỗ về hoặc dỗ dành để bé có cảm giác thoải mái, an toàn và bình tĩnh trước khi ngủ. Điều này sẽ làm giảm nồng độ hormone cortisol trong cơ thể giúp bé ngủ ngon hơn.
- Trong trường hợp trẻ bị rối loạn giấc ngủ do bệnh lý, phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với các trường hợp bé bị mất ngủ nghiêm trọng hoặc bị hội chứng khó thở khi ngủ, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.