Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Khắc phục bằng cách nào?
Nhiều mẹ không cho con bú và cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn sữa. Giải đáp thắc mắc tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?
- 1. Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?
- 2. Nguyên nhân nào khiến cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn sữa?
- 3. Nhầm tưởng còn sữa
- 4. Cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, khắc phục bằng cách nào?
- 4.1. Cai sữa cho con bú tại nhà
- 4.2. Khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?
Việc thực hiện cai sữa cho con đã lâu nhưng lại vẫn xuất hiện sữa sau đó. Điều này khiến không ít mẹ sau sinh cảm thấy lo lắng và liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe hay các triệu chứng nguy hiểm nào khác hay không? Cách khắc phục tình trạng này bằng cách nào?
1. Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?
Thực tế cho thấy, các mẹ sau khi ngừng cho con bú, đã cai sữa cho con thì vài tháng hoặc vài năm sau tuyến sữa sẽ ngừng hoạt động và không còn tiết ra sữa nữa.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp hy hữu thì tình trạng dù mẹ không cho con bú vẫn có thể có sữa kéo dài. Vậy thì tại sao việc cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn sữa xuất hiện.
Đối với trường hợp này, mẹ sau sinh có thể kiểm tra một trong số những vấn đề sau xem sữa tại sao sữa vẫn được tiết ra dù mẹ đã cai cho con bú sữa từ lâu:
- Kiểm tra, quan sát kỹ xem chất chảy ra là sữa hay là dịch.
- Đối với tình trạng xảy ra chỉ khi có kích thích vào vùng vú hoặc khi kéo dài liên tục.
- Đặc biệt, khi tiết sữa còn khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau căng ngực, có mùi hoặc còn có thêm một số dấu hiệu bất thường khác.
Đọc thêm:
- Nên cai sữa cho bé khi nào? Các cách cai sữa cho bé mẹ cần biết
- Thực hư chuyện cai sữa bằng lá dâu cho bé như thế nào?
2. Nguyên nhân nào khiến cai sữa đã lâu nhưng vẫn còn sữa?
Có không ít nguyên nhân khiến mẹ sau sinh sau khi thực hiện cai sữa cho con vẫn còn tiết sữa, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
- Không ít mẹ sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc an thần hoặc các loại thuốc khác như thuốc điều trị trầm cảm, điều trị bệnh dạ dày hoặc thuốc cai sau khi cho con bú.
- Trong khi đó, đây còn được biết đến là hiện tượng rối loạn bài tiết chất prolactin vùng dưới đồi – tuyến yên của phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh dù đã thực hiện cai sữa cho con những vẫn còn sữa.
- Các trường hợp khi mẹ sau sinh mắc các bệnh lý rối loạn chức năng khác hoặc khi mẹ sau sinh bị u tuyến yên, các bệnh lý thực thể này còn có thể gây nên tình trạng không cho con bú nhưng vẫn có sữa như bình thường.
- Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa còn có thể xuất hiện do việc cai sữa của các mẹ trong quá trình cai sữa cho con mắc phải một số sai lầm cụ thể gồm:
Mẹ có thể bỏ qua cảm giác ngực căng, tức. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho sữa của mẹ bị ứ đọng trong hệ thống các ống dẫn, đồng thời còn dễ gây nhiễm trùng. Hơn nữa, khi ngực của người mẹ bị đau đớn cũng có thể xảy ra do bầu sữa bị sưng, bị viêm hoặc bị áp xe vú ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ.
Sai lầm tiếp theo của mẹ trong quá trình cai sữa là mẹ thực hiện vắt kiệt sữa, điều này cũng gây ra khó khăn trong việc chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú.
Hơn nữa, việc vắt sữa đều cũng tương tự việc cho em bé bú sữa, thói quen này còn kích thích các tuyến vú hoạt động tiết sữa dù đã ngừng cho bé bé bú sữa mẹ hay đang trong thời gian cai sữa cho con.
3. Nhầm tưởng còn sữa
Bản chất nhiều mẹ có thể nhầm tưởng dịch ở bầu vú là sữa. Có khả năng lớn cho thấy rằng tình trạng này còn có thể là một dấu hiệu bệnh lý ở vú.
Hơn nữa, đối với tình trạng này khi ngực mẹ tiết dịch mà mẹ lại nhầm lẫn là sữa thì cần kiểm tra lại tình trạng tiết sữa liệu có tiết ra dịch có mùi hôi hay không. Nếu tình trạng này xảy ra, cần nhanh chóng đưa mẹ đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra kịp thời nguyên nhân gây ra tiết dịch ở bầu vú.
Quá trình kiểm tra, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán đúng bệnh, đồng thời còn nhanh chóng tránh được tình trạng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.
4. Cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, khắc phục bằng cách nào?
Các mẹ sau khi thực hiện cai sữa cho em bé nhưng vẫn còn gặp phải tình trạng ngực tiết sữa, ngực bị căng cứng, khó chịu thì có thể áp dụng một số cách như sau:
4.1. Cai sữa cho con bú tại nhà
Giữa vệ sinh sạch sẽ vùng đầu ngực, đầu ti nhằm hạn chế cũng như tránh tối đa tình trạng nhiễm khuẩn vú.
Ngoài ra cần sử dụng khăn ấm để chườm nhẹ lên vú sau đó có thể vắt đi từng chút, lưu ý không nên vắt mạnh và không nên vắt cạn kiệt. Đặc biệt cần thực hiện hành động này một cách nhẹ nhàng, chậm rãi và cần giảm lượng sữa cũng như thưa dần giữa các lần vắt. Chú ý, trong quá trình vắt sữa cần chú ý vắt bỏ lượng sữa còn đọng lại trong bầu vú với mục đích giúp tránh bị áp xe vú.
Tuyệt đối không nên sờ nặn làm tăng kích thích vú khiến cho tuyến sữa sẽ tăng tiết sữa.
Cần chú ý, nên cai sữa cho con đúng cách. Các mẹ trong quá trình cai sữa cho con, nên cai sữa cho con từ từ, chậm rãi từng bước một. Ngoài ra, không nên cai sữa cho con một cách đột ngột, cần chú ý giảm dần theo từng ngày. Điều này còn khiến bé có thời gian chuẩn bị và mẹ cũng có thời gian để điều chỉnh lượng tiết sữa cũng như dừng sữa hẳn.
4.2. Khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?
Đối với một số mẹ sau khi thực hiện cai sữa cho con có thể gặp một vài vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy mẹ cai sữa cho con cần gặp bác sĩ chuyên khoa với mục đích:
- Giúp đảm bảo được an toàn cho mẹ, điều này giúp mẹ khỏe mạnh, an toàn khi thực hiện cai sữa cho con. Hơn nữa, mẹ cũng cần thăm khám vú và kiểm tra vú tại các cơ sở y tế uy tín với mục đích tránh để tình trạng bệnh lý phát triển nặng.
- Cần thực hiện xét nghiệm định lượng chất prolactin có trong cơ thể của mẹ tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Điều này còn giúp xác định được tình trạng, nguyên nhân rõ ràng, cụ thể. Đây cũng là cách giúp mẹ có thể lựa chọn được cách điều trị phù hợp khi đã cai sữa cho con nhưng vẫn còn sữa.
- Có thể làm xét nghiệm nội tiết, việc thực hiện chụp X-quang vú và kiểm tra tuyến yên kỹ. Quá trình này còn giúp xác định tình trạng và nguyên nhân, đồng thời giúp tránh được các trường hợp xấu và mắc bệnh lâu ngày.
- Mẹ thực hiện cai sữa nhưng vẫn tiết sữa nên gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa.
Vậy tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa, tình trạng ngực mẹ tiết sữa thật sự còn có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng này nhằm có các biện pháp khắc phục cũng như xử lý kịp thời. Lưu ý, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ mẹo dân gian hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.