Tại sao chúng ta thường chi tiêu vượt quá ngân sách trong kỳ nghỉ của mình?
Khi nhu cầu đi du dịch ngày càng lớn, chúng ta càng cần phải tìm cách để kiểm soát việc chi tiêu của mình.
Dù đã chuẩn bị kế hoạch từ trước, nhưng chúng ta luôn phải đối mặt với vấn đề chi tiêu vượt quá ngân sách trong các kỳ nghỉ của mình.
Bạn đã từng trải qua việc: Những ngày đầu thì "vung tay quá trán", nhưng đến cuối cuộc hành trình lại rơi vào tình trạng túng thiếu? Hoặc sau khi trở về nhà và ngồi kiểm tra hóa đơn, lại tiếc nuối, hối hận vì đã chi tiền cho những khoản "không đâu"?
Rốt cuộc thì điều gì đã khiến chúng ta chi tiêu vượt quá ngân sách? Đây có thể là những đáp án mà bạn cần.
1. Sự khác biệt về giá trị tiền tệ: Klaus Wertenbroch, giáo sư của Trường kinh doanh INSEAD, Singapore cho biết: "Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn đến một nơi có giá trị tiền tệ thấp hơn đồng rupee của Ấn Độ. Nhiều người thường có xu hướng không tính toán, quy đổi tiền tệ khi đi du lịch, do đó họ sẽ có cảm giác rằng mình có nhiều tiền hơn để chi tiêu khi ở nước ngoài."
2. Kế toán nhận thức dễ thay đổi: Đôi khi, khách du lịch được xem là đang đặt ra cái mà Esta Shah, giáo sư Marketing tại Đại học Cincinnati gọi là "ngân sách phi thực tế". Nó thường sẽ quá cao hoặc quá thấp so với chi tiêu thực tế của họ. Điều này xảy ra do "kế toán nhận thức" dễ thay đổi, thay vì giới hạn bản thân trong một ngân sách cố định, họ lại dùng hoàn cảnh để biện minh cho hành động của mình.
3. Bị ảnh hưởng bởi tâm lý "sợ bỏ lỡ" điều gì đó: Tâm lý này là một trong những yếu tố giúp du lịch phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Những người quá bận rộn với lịch trình làm việc của mình sẽ cảm thấy như bị thúc ép về mặt thời gian. Họ cần đi đâu đó để giải tỏa áp lực trong công việc, cũng như cuộc sống. Theo Phó Giáo sư Deepak Chhabra, trường Đại học Bang Arizona, chi tiêu cho việc đi lại của những người này sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.
Shah cho biết một trong những giải pháp để tránh làm tăng chi tiêu là hãy coi kỳ nghỉ như cuộc sống hàng ngày.
Mai PhươngTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.