Tam thất có tác dụng gì? Bật mí những công dụng của tam thất với sức khỏe
Tam thất là một trong những loại dược liệu quý. Vậy cụ thể tam thất có tác dụng gì và có lưu ý gì khi dùng loại dược liệu này? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau đây.
- 1. Tam thất là cây gì?
- 2. Tam thất có tác dụng gì?
- 2.1. Công dụng của tam thất trong việc bảo vệ tim mạch và mạch máu não
- 2.2. Cầm máu và bổ máu
- 2.3. Tác dụng của tam thất trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là u xơ tử cung
- 2.4. Chống lão hóa, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ
- 2.5. Tam thất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt của cơ thể
- 2.6. Hoa tam thất có tác dụng giảm béo
- 3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ tam thất
- 4. Một số lưu ý khi dùng tam thất chữa bệnh
Hiện nay, rất nhiều người sử dụng tam thất như thức uống hàng ngày mà không biết những công dụng tuyệt vời của nó tới sức khỏe. Vậy tam thất có tác dụng gì?
1. Tam thất là cây gì?
Tam thất, hay còn gọi là thổ sâm, kim bất hoán, tam thất bắc, có tên khoa học là Panax pseudo-ginseng Wall. Đây là loại cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).
Tam thất là một thảo dược sống lâu năm. Mỗi cây tam thất có 3 – 6 lá mọc đối trên đỉnh thân, hình lông chim, mép lá có răng cưa nhỏ. Tam thất chỉ có một cụm hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, hoa tam thất có màu lục vàng nhạt. Quả tam thất mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng. Mùa hoa tam thất vào tháng 5–7, còn mùa quả từ tháng 8–10 hàng năm.
Ở nước ta, tam thất thường được trồng ở những nơi vùng núi cao của các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai....
Trong các bộ phận của cây tam thất, rễ cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất. Theo các nghiên cứu,rễ cây tam thất chứa nhiều các nhóm thành phần hóa học, như saponin (4,42–12%), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.
Bên cạnh đó, trong rễ của loại thảo dược này có chứa tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có chứa flavonoid, phytosterol, polysaccharid, muối vô cơ, axit amin và các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin là arasaponin A, arasaponin B. Những thành phần hóa học này có tác dụng trong việc phòng và điều trị các loại bệnh lý khác nhau.
Đọc thêm:
Củ riềng là gì? Những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe con người
Công dụng của củ sả trong chăm sóc sức khỏe
2. Tam thất có tác dụng gì?
2.1. Công dụng của tam thất trong việc bảo vệ tim mạch và mạch máu não
Một trong những tác dụng của tam thất không thể bỏ qua chính là bảo vệ tim mạch và mạch máu não. Sở dĩ tam thất có tác dụng này là do chất noto ginsenosid có trong loại thảo dược này có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.
Ngoài ra,chất noto ginsenosid cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do tình trạng thiếu máu gây ra.
2.2. Cầm máu và bổ máu
Trong nhóm dược liệu, tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng nên tam thất được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả chấn thương ở trong nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…
Vì thế, khi bị thiếu máu, người bệnh không nên bỏ qua tam thất trong việc điều trị bệnh.
2.3. Tác dụng của tam thất trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là u xơ tử cung
Tam thất có tác dụng gì? Một trong những công dụng tuyệt vời của tam thất không thể bỏ qua chính là hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư đáng sợ, đặc biệt là u xơ tử cung.
Tam thất là dược liệu giúp tăng tính nhạy cảm của mô ung thư với các thuốc đặc hiệu, từ đó giúp giảm liều thuốc tây phải dùng, giảm tác dụng phụ của thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên sử dụng tam thất như biện pháp bổ sung, không được phép bỏ thuốc điều trị.
Bên cạnh đó, hai hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong củ tam thất được chứng minh có thể hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực,…từ đó kéo dài sự sống của người bệnh.
2.4. Chống lão hóa, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ
Tam thất được coi là dược liệu quý đối với phái đẹp vì nó có tác dụng chống lão hóa. Nguyên nhân là vì trong củ tam thất có chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể, chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn lão hóa ở chị em.
Không những vậy, tam thất còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Những thành phần hoạt tính có trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt của phụ nữ ổn định.
2.5. Tam thất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt của cơ thể
Vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên tam thất được dùng như thức uống hàng ngày ở nhiều gia đình.
Theo Đông y, tam thất có tính bình, không gây nóng, phù hợp để giúp thanh nhiệt, giải độc,... tuy nhiên, cần lưu ý khi uống nước tam thất, chỉ nên uống vừa phải, không nên sử dụng quá nhiều vì khi uống sẽ thúc đẩy cơ thể thải độc nhanh từ đó có thể gây tình trạng mọc mụn.
2.6. Hoa tam thất có tác dụng giảm béo
Không chỉ giúp chống lão hóa, tam thất còn có tác dụng giảm béo và bộ phận giúp cơ thể giảm béo là hoa tam thất. Theo đó, uống nước hoa cây tam thất giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp giảm cân hiệu quả và điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể không vượt mức quá cho phép.
Bên cạnh đó, hoa tam thất còn khiến cho việc trao đổi chất và thanh lọc diễn ra dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm cân, loại bỏ nhanh mỡ thừa, giúp vóc dáng thon gọn hơn.
Ngoài ra, hoa tam thất còn rất tốt với những người phụ nữ sau sinh trong việc chống trầm cảm, giảm stress, tránh thiếu máu, mọc mụn....
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ tam thất
Bài thuốc trị chứng thiếu máu
Tam thất tán nhỏ, sau đó hòa 6g tam thất uống nước hoặc đem tần với gà non ăn để trị chứng thiếu máu sau sinh.
Bài thuốc chứa thấp tim
Ngày uống 3 g bột tam thất, chia làm 3 lần (mỗi lần cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa đau thắt lưng
Để chữa đau thắt lưng, người bệnh cần chuẩn bị nguyên liệu là bột tam thất và bột hồng nhân sâm với số lượng bằng nhau. Sau đó đem hai loại thảo dược này trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (mỗi lần cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Bài thuốc này cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người bị suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
Bài thuốc chữa bạch cầu cấp và mạn tính
Với người bị bạch cầu cấp và mạn tính, cần chuẩn bị các nguyên liệu là đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g. Đem tất cả các loại nguyên liệu này sắc uống.
4. Một số lưu ý khi dùng tam thất chữa bệnh
Dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng khi dùng tam thất làm thuốc chữa bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không dùng quá liều lượng, khuyến cáo liều dùng là 4-6g/ngày (thuốc bột).
- Thời gian dùng tam thất tốt nhất là buổi sáng, hạn chế uống vào buổi tối để tránh bị mất ngủ. Nên uống thuốc khi bụng đói, trong trường hợp dạ dày kém thì uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Phụ nữ có thai không nên dùng tam thất vì dễ gây động thai, sảy thai.
- Trẻ em nên thận trọng khi dùng tam thất.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi tam thất có tác dụng gì cũng như một số lưu ý khi dùng tam thất chữa bệnh. Để an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và thầy thuốc uy tín để tránh những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra khi dùng tam thất sai cách.
Ngày 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.