Tận dụng cơ hội xuất khẩu thanh long Việt Nam vào thị trường Australia và New Zealand

Xuất nhập khẩu
11:26 AM 19/05/2022

Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, thanh long Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đáng kể ở các khu vực thị trường như châu Á, châu Âu và Mỹ, đồng thời được nhiều người Âu, Mỹ gốc Á biết tới và tiêu thụ. Ngoài quả thanh long tươi, hiện Việt Nam cũng có thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép si rô… Một số sản phẩm thanh long chế biến đã được xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, thanh long tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của trái cây Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 1,04 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả cả nước.

Tận dụng cơ hội xuất khẩu thanh long Việt Nam vào thị trường Australia và New Zealand - Ảnh 1.

Đảm bảo nguồn cung xuất khẩu ổn định cả chất lượng và số lượng. Ảnh: báo Công thương

Nhu cầu tiêu thụ thanh long Việt Nam tại các thị trường nước ngoài liên tục tăng. Thông qua hàng loạt các sự kiện giao thương trực tuyến trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan liên quan tổ chức thời gian qua cho thấy, khá nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm phát triển nguồn cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam.

Đáng chú ý, thanh long hiện là một trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Australia và New Zealand. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, thanh long tươi của Việt Nam là loại quả được nhập khẩu trực tiếp vào Australia từ năm 2017 với giá trị xuất khẩu tăng hàng năm. Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam vào Australia tăng 36%, năm 2021 do ảnh hưởng từ dịch bệnh con số tăng trưởng xuất khẩu có giảm nhưng vẫn đạt 14%, đạt 4,8 triệu USD cao hơn mức tăng trưởng chung của mặt hàng thanh long xuất khẩu đi các thị trường.

Tương tự, tại New Zealand, thanh long là một trong 3 loại quả được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại New Zealand cho hay: Thanh long là loại quả xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam vào New Zealand với mức tăng trưởng liên tục từ năm 2014 đến nay.

Tuy nhiên để nhập khẩu vào thị trường Australia, thanh long Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu. Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia, trước khi nhập khẩu, thanh long cần có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Bộ Nông nghiệp, nước và môi trường Australia cấp. Thanh long tươi trước khi vận chuyển phải được xử lý bằng biện pháp nhiệt hơi với thời gian 40 phút ở nhiệt độ 46,5OC, độ ẩm 90% trở lên tại cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) của Việt Nam phê duyệt. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải được gửi kèm theo chuyến hàng.

Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ thanh long tại Australia tăng rất cao, ngoài nhập khẩu từ Việt Nam, Chính phủ Australia đang cân nhắc cho phép nhập khẩu thanh long từ Philippines. Vì vậy, tính cạnh tranh của mặt hàng này tại Australia ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần đảm bảo thế mạnh của thanh long Việt Nam hơn nữa trên thị trường.

Trước những yêu cầu khắt khe, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, để trái thanh long của Việt Nam xuất hiện nhiều hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu phải được thiết kế riêng cho thị trường, bao bì đóng gói phù hợp; đảm bảo nguồn cung ổn định cả chất lượng và số lượng. Nên có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng thanh long và nhà nhập khẩu ngay từ khâu đầu tiên, giúp sản phẩm sớm đạt các yêu cầu và tiêu chuẩn, thuận lợi cho xuất khẩu.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.