Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất vàng, tác động thế nào đến giá bất động sản Thủ Thiêm?
Sự vụ Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc lô đất vàng sẽ tác động như thế nào đến giá bất động sản? Theo một số chuyên gia, thực tế, giao dịch của khu vực Thủ Thiêm vốn đã èo uột nên việc giá tăng hay giảm chỉ là thông tin đồn thổi trên mạng.
Hơn 1 tháng trước, thương vụ trả giá gấp hơn 7 lần so với mức giá khởi điểm cho lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên của Tân Hoàng Minh) đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và bàn thảo.
Với mức giá đưa ra là 24.500 tỷ đồng, Tân Hoàng Minh đã trả hơn 2,4 tỷ đồng/m2, đưa ngưỡng giá ở Thủ Thiêm lên một ngưỡng cao mới.
Thị trường bất động sản khi đó được không ít nhà đầu tư dự đoán sẽ bị đẩy giá lên theo chiều hướng gia tăng. Người mua và người bán đều trong tâm lý nghe ngóng tình hình. Đặc biệt, tâm lý ôm hàng để chờ đợi giá lên đẩy bán của nhà đầu tư.
Ở thời điểm đó, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhận định, việc trả một mức giá cao cho lô đất ở Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh khiến cho thị trường có sự thay đổi. Đó là tâm lý chờ đợi của những nhà đầu tư đang nghe ngóng giá để tiếp tục đẩy lên.
Theo ông Hiển, nếu ở trường hợp Tân Hoàng Minh mua thật sự thì thị trường bất động sản càng đi nhanh đến giai đoạn đóng băng như thời điểm 2011-2013, nhưng sẽ không quá nặng nề.
Tuy nhiên, đến tối muộn ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chính thức có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.
Ông Hiển nhận định, sự việc này sẽ khiến cho thị trường có phần nguội lại trong sự háo hức về mức giá đang kỳ vọng tăng. Vị chuyên gia này cho rằng, những nhà đầu tư có đất từng "lên mây", sẽ trở lại về "mặt đất". Mọi người đều tỉnh táo với thực tế của thị trường và tất yếu diễn biến của thị trường cũng sẽ đi dần vào ổn định.
Trong khi đó, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định, giá bất động sản Thủ Thiêm sẽ dần đi xuống. Thực tế, tâm lý người mua và người bán đã xuất hiện sự cẩn trọng, dè chừng vì mức giá ở Thủ Thiêm. Họ sẽ cẩn trọng hơn khi bán và ngay cả người mua càng lắng nghe hơn vì không dễ dàng gì nhà đầu tư bỏ ra khoản tiền khổng lồ nếu giá đã lên quá cao.
Ở góc độ nhìn nhận khác, TS.Vũ Đình Ánh lại cho rằng, giá đất tại TP.HCM tăng sau vụ đấu giá là không chuẩn xác. TS. Ánh lý giải, khi doanh nghiệp đẩy giá lên thì quan trọng nhất là giá giao dịch thực sự là bao nhiêu. Ví dụ như Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá 2,45 tỷ đồng/m2 nhưng doanh nghiệp này bỏ cọc thì đó không phải giá giao dịch thực sự. Việc đẩy giá lên của những nhà đầu tư khác cũng không được gọi là giá lên mà vẫn phải căn cứ dựa trên giá giao dịch thực tế.
Trước câu hỏi, giá bất động sản sẽ tăng hay giảm khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc "đất vàng", ông Thân Thành Vũ, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Bất động sản Du lịch Việt Nam (VNTPA) thẳng thắn nói: "Vấn đề là thị trường không có giao dịch. Thị trường vẫn đang đông cứng ngắt, chỉ có vài giao dịch bán tháo để thoát nợ. Chính việc đẩy giá đất lên cao rồi bỏ cọc khiến thị trường rối loạn, gây hoang mang cho cả người mua lẫn người bán, "giết chết" các giao dịch".
Ông Vũ nhấn mạnh: "Giá thực sự có tăng hay có giảm không nguy hiểm bằng việc phá họa gây đông cứng thị trường. Còn môi giới chỉ vui khi có giao dịch. Còn giá lên hay xuống trên mạng xã hội nhưng không có giao dịch thực tế nào thì môi giới chỉ đói".
Hải NamBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.