Tân Long đồng hành cùng bà con nông dân tạo nên chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững

Doanh nghiệp - Doanh nhân
01:40 PM 13/04/2022

Ngày 12/4, tại Đồng Tháp, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long tổ chức Hội thảo Cánh đồng hạnh phúc với chủ đề Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững. Tham dự, có hơn 300 nông dân tiêu biểu đại diện cho các hợp tác xã, tổ chức nông dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học, doanh nghiệp…

Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần

Tân Long đồng hành cùng bà con nông dân tạo nên chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững - Ảnh 1.

Ông Trương Sỹ Bá- CHủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Long

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Long - cho biết đề án phát triển chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo và xây dựng thương hiệu "Gạo quốc gia A An" là một bức tranh tổng thể về hiệu quả sản xuất - kinh doanh lúa gạo của tập đoàn trong lĩnh vực xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong đó, nhấn mạnh ý nghĩa - mục đích - các giai đoạn triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới và phát triển giống lúa, xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo bền vững.

Trong  mô hình hợp tác xã kiểu mới, doanh nghiệp tham gia góp vốn và điều hành hợp tác xã, bao tiêu toàn bộ lúa canh tác sau thu hoạch; nông dân tham gia tích tụ ruộng đất. Khi mô hình đủ lớn và tập trung được số lượng đông đảo hợp tác xã sẽ thành lập liên hiệp hợp tác xã theo mô hình tập đoàn.

Tân Long đồng hành cùng bà con nông dân tạo nên chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững - Ảnh 2.

Các diễn giả chia sẻ tạo Hội thảo

Mô hình thành công sẽ ứng dụng được đồng bộ kỹ thuật canh tác tiên tiến trên cánh đồng quy mô lớn; tiết kiệm các chi phí vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển sang định hướng sử dụng phân bón hữu cơ, ít ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác. Từ đó có thể canh tác lâu dài với chi phí ngày càng thấp hơn và sản phẩm lúa gạo ngày càng chất lượng hơn.

"Chúng tôi tích cực liên kết với nông dân và mở rộng bao tiêu theo mô hình hợp tác xã kiểu mới nhằm xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn và phát triển chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, hướng đến tầm nhìn quy mô sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo thành phẩm chất lượng cao trước năm 2030", Chủ tịch HĐQT Tân Long nhấn mạnh.

Cái bắt tay vì một "Cánh đồng hạnh phúc"

Hội thảo Cánh đồng hạnh phúc (lần 3) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long  tổ chức nằm trong kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn và phát triển liên kết  theo chuỗi giá trị tại các địa phương trồng lúa trọng điểm của ĐBSCL; nhằm thảo luận các giải pháp sản xuất lúa gạo  bền vững, thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia thông qua mô hình hợp tác xã kiểu mới và chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Tân Long đồng hành cùng bà con nông dân tạo nên chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững - Ảnh 3.

Tân Long lắng nghe những chia sẻ của người nông dân

Là một trong 300 xã viên tham dự Hội thảo, ông Mai Tân Tiến- Chủ tịch HĐQT HTX Tân Tiến có mặt từ rất sớm để đóng góp những chia sẻ của mình. Theo ông Tiến, HTX Tân Tiến của anh có hơn 3200 ha (gồm 557 hộ và 382 thành viên), đã từ lâu, nhiều xã viên đều mong muốn bắt tay cùng doanh nghiệp không chỉ về vấn đề thu mua, mà còn mong muốn được chia sẻ những phương pháp canh tác đảm bảo sức khoẻ cho bà con nông dân và cải tạo đất nông nghiệp. Dự án phát triển chuỗi liên kết lúa gạo bền vững mà Tân Long thực hiện chính là tâm tư của hàng triệu người nông dân tại ĐBSCL đang mong chờ.

Ngay tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia đã giải đáp nhiều thắc mắc của xã viên. Theo ông Nguyễn Chánh Trung- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long: "Bắt tay" với nông dân để làm cánh đồng lớn theo mô hình hợp tác xã kiểu mới là một lựa chọn ưu tiên vì sự phát triển bền vững ngành lúa gạo của Tập đoàn Tân Long. Với chuỗi liên kết này, chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường cao cấp, nâng cao giá trị gia tăng, mang lại lợi ích cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp.

Vấn đề của lúa gạo ở Việt Nam bấy lâu nay chính là việc khó truy xuất nguồn gốc. Nhiều DN gạo chủ yếu dựa vào hệ thống thu mua thông qua thương lái nên rất khó truy xuất nguồn gốc của lúa gạo và làm giảm chất lượng của các sản phẩm gạo. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trắng ở phân khúc thị trường cấp thấp.

Với chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, Tân Long muốn tích cực liên kết với nông dân và mở rộng bao tiêu theo mô hình hợp tác xã kiểu mới nhằm xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn và phát triển chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững.

Tân Long đồng hành cùng bà con nông dân tạo nên chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững - Ảnh 4.

"Chúng tôi hướng đến tầm nhìn quy mô sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo thành phẩm chất lượng cao trước năm 2030 và xây dựng thành công thương hiệu Gạo quốc gia A An", Ông Trương Sỹ Bá chia sẻ.

"Nếu đam mê không đủ lớn, bạn sẽ không theo đuổi được mảng lúa gạo", đó là câu nói mà Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long Trương Sỹ Bá từng chia sẻ. Với những gì Tân Long đang thực hiện thiết nghĩ ngoài đam mê, Tân Long đang gửi gắm cả tâm huyết vào từng hạt gạo và trân trọng những giá trị của người nông dân nhằm tạo ra những "cánh đồng hạnh phúc". Dự án thành công sẽ tạo ra lối đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam khi chất lượng sản phẩm sẽ được ưu tiên hàng đầu và hơn hết bà con nông dân sẽ bội thu trong những vụ mùa.

Trương Hưng
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.