Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành trung ương và đại diện lãnh đạo UBND, các sở ngành liên quan thuộc các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương. 

Tại điểm cầu Nghệ An do đồng chí Nguyễn Hữu Lê, Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì, cùng dự có đại diện Thanh tra tỉnh, Cục Quản lý thị trường Nghệ An và các sở: Công Thương, Thông tin - Truyền thông, Văn hóa - Thể thao.

Tăng cường quản lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Ảnh 1.

Điểm cầu tại Nghệ An

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh đã nghe báo cáo và thảo luận các nội dung xoay quanh một số vấn đề như: các quy định của pháp luật về quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe; những vi phạm chủ yếu trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay; công tác phối hợp liên ngành; những tồn tại, hạn chế và kiến nghị giải pháp quản lý...

Nhằm quản lý chặt chẽ việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, ngày 20/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 15/9/2021nhằm hạn chế tình trạng quảng cáo xuyên biên giới, kiểm soát các trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài; đồng thời xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm để có xử lý kịp thời.

Nhờ đó, thời gian qua, các cơ quan truyền thông chính thống đã tuân thủ tốt các quy định về quảng cáo TPBVSK; đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan y tế và các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương trong quản lý quảng cáo TPBVSK. Trong 2 năm 2020 - 2021, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phối hợp với các ngành chức năng  xử phạt vi phạm về quảng cáo 197 trường hợp với tổng số tiền gần 4 tỉ đồng; chuyển Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) 375 đường link quảng cáo vi phạm; gửi Bộ Công thương 24 đường link của sàn giao dịch thương mại điện tử quảng cáo vi phạm để phối hợp, xử lý.

Đối với tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã quy định tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 (thay thế Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND và Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND). Trong đó phân công trách nhiệm về quản lý hoạt động giám sát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sau: Trách nhiệm của Sở Y tế tiếp nhận và thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân tổ chức quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên địa bàn trên trang thông tin điện tử (website) để người dân, cơ quan thuận lợi tiếp cận thông tin. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện quản lý quảng cáo thực phẩm theo Luật Quảng cáo, Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện, xã: Chỉ đạo và triển khai thực hiện việc giám sát hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo thực phẩm chức năng (bao gồm TPBVSK).

Công tác quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe về ưu điểm đã được phân công, phân cấp cụ thể cho các ngành và chính quyền địa phương, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên các hình thức quảng cáo dành cho loại thực phẩm này cũng được triển khai dưới rất nhiều hình thức khác nhau giúp người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động quảng cáo vẫn còn rất nhiều tồn tại: Công tác giám sát các hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng nói chung, TPBVSK nói riêng chưa được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp quan tâm; còn tình trạng quảng cáo TPBVSK tại địa phương nhưng cơ quan chức năng chưa nắm bắt được thông tin, chưa quản lý đúng theo quy định dẫn đến tình trạng lạm dụng trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh trái quy định, phổ biến là quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung của cơ quan có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã được thẩm định. 

Giá bán các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cáo so với giá trị thực rất nhiều lần. Nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang được "thần thánh hóa", coi như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh được quảng cáo rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và mạng xã hội (Facebook, Zalo…). 

Hiện tượng các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo không có địa chỉ, địa điểm cố định, quảng cáo lưu động, vừa quảng cáo, vừa cho dùng thử và bán sản phẩm trực tiếp cho người dân với giá cao. Hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi chưa được cấp phép hoạt động vẫn còn diễn ra. 

Một số tổ chức, cá nhân quảng cáo dưới hình thức tiếp thị đến tận từng nhà dân mà không thực hiện quảng cáo sản phẩm TPBVSK theo các hình thức đã được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thông qua việc mượn hình ảnh bác sĩ, thầy thuốc, các bệnh nhân vẫn diễn ra phổ biến, không đúng quy định về quảng cáo.

Tăng cường quản lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Ảnh 2.

Quảng cáo được xuất hiện nhiều trên mạng xã hội

Để tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe thời gian tới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chính quyền và các cơ quan ban ngành đề ra mục tiêu cần đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông cho người dân hiểu rõ công dụng thực tế của các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tránh hiểu nhầm, tâm lý "chữa bách bệnh". 

Phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo Thực phẩm chức năng cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm; chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát hoạt động quảng cáo Thực phẩm chức năng trên địa bàn. 

Tăng cường công tác phối hợp các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) trên các trang mạng điện tử, mạng xã hội, truyền thanh, truyền hình, báo giấy, báo hình. 

Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kịp thời cảnh báo cho người dân các thông tin về các sản phẩm được quảng cáo trên địa bàn. 

Tăng cường lấy mẫu bán trên thị trường nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời và cảnh bảo cho người tiêu dùng tránh mua phải hàng không đảm bảo chất lượng. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở sản xuất, kinh doanh Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đảm bảo an toàn. 

Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn về giám sát hoạt động quảng cáo của các cơ quan và chính quyền địa phương các cấp trong các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung và hoạt động quản lý thực phẩm chức năng nói riêng.

Quảng Bình
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.