Tăng lãi suất cho vay, siết phân lô tách thửa, kiểm soát chặt thuế đất... tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư

Động thái siết cho vay tín dụng để đầu tư bất động sản, những văn bản từ các tỉnh thành về việc hạn chế phân lô tách thửa và đến việc siết chặt quy định liên quan đến thuế đất đang khiến cho nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh lao đao.

"Càng ngày đầu tư bất động sản càng khó khăn", đó là chia sẻ của anh Hải, nhà đầu tư bất động sản đến từ Đà Nẵng. Anh Hải cho biết, hiện tại, nhà đầu tư đang gặp phải rất nhiều trở ngại lớn. một số ngân hàng đã hạn chế việc cho vay đầu tư bất động sản. Điều này cũng đồng nghĩa, nếu như không có vốn lớn, dù mảnh đất đẹp, thì nhà đầu tư đều phải chấp nhận bỏ qua cơ hội đầu tư mới.

Chưa dừng lại ở đó, anh Hải nói thêm, công việc đầu tư của anh cũng đang phải tìm hướng đi mới. Hơn 10 năm kinh nghiệm, nhờ việc mua những lô đất lớn và cắt nhỏ đã giúp anh mang lại khoản lợi nhuận tốt. Vì, khả năng thanh khoản các lô đất nhỏ dễ dàng nhờ mức tài chính phù hợp. Vẫn tiếp tục "công thức cũ", cuối năm 2021, đầu năm 2022, anh Hải lên kế hoạch săn đất ở thị trường mới như Ninh Thuận, Phú Yên… tìm lô đất lớn, cắt theo diện tích 60-150m2/lô. 

Thế nhưng, nhà đầu tư này thừa nhận càng ngày công việc càng không suôn sẻ do các tỉnh đều siết chặt và quản lý việc phân lô tách thửa. "Dù một số tỉnh quy định tạm ngưng phân lô đất nông nghiệp nhưng ngay cả với đất thổ cư, đủ điều kiện, việc chia tách khá phức tạp và bị "om" lâu", anh Hải nói.

Tăng lãi suất cho vay, siết phân lô tách thửa, kiểm soát chặt thuế đất... tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, nhà đầu tư Trần Quỳnh (Hà Nội) kể, chỉ trong vòng 3 tháng, anh phải mất thời gian và công sức cho các vụ chuyển nhượng này đều liên quan tới vấn đề kê khai thuế. "Hồ sơ của tôi đến bên thuế lại bị trả về và yêu cầu chỉnh sửa lại giá chuyển nhượng theo mức đã giao dịch".

Đơn cử như mới đây, giữa tháng 3, anh Quỳnh chuyển nhượng một lô đất tỉnh diện tích 150m2 đất nằm trong ngõ sâu, giá trị 1,2 tỷ đồng. Sau đó, anh Quỳnh bị trả lại hồ sơ và yêu cầu ký cam kết mức giá kê khai là đúng cho tính thuế. 

Anh Quỳnh bức xúc cho hay: "Chỉ cần thấy mức kê khai thấp thì bên thuế sẽ không thông. Họ cho rằng, mức giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường. Nhưng giá thị trường như thế nào là một định nghĩa rất mơ hồ. Vì cao, thấp phụ thuộc vào cảm tính, không có thước đo rõ ràng. Có lô đất tôi mua được rẻ do cắt lỗ thì bên thuế lại chỉ thông báo: Không kê khai đúng giá thị trường. Vậy thì có khác gì yêu cầu tôi kê ngang bằng giá đất lúc sốt ảo. Nếu kê như thế thì thiệt cho người mua vì chi phí chuyển nhượng sẽ bị đẩy lên quá cao".

Những khó khăn mà anh Hải, anh Quỳnh đang gặp phải là thực tế mà rất nhiều nhà đầu tư phải đối mặt. 

Ông N.N.M, một lãnh đạo bất động sản đến từ Hà Nội nhận định, đầu tư bất động sản hiện đang bị siết lại rõ ràng. "Vay tiền để đầu tư bất động sản đã không còn dễ dàng. Một số nhân viên tín dụng ngân hàng đang từ chối việc cho vay thế chấp bằng đất. Hồ sơ duyệt trở nên khó khăn. Đây là một trong những động thái dự báo khởi điểm cho thị trường bất động sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đó cũng là khó khăn của nhà đầu tư và đồng thời cảnh báo sự suy giảm của thị trường địa ốc".

Cũng theo vị lãnh đạo này, ngay cả đến việc phân lô tách thửa, và đặc biệt là tính thuế chuyển nhượng bất  động sản sẽ đẩy người đầu tư bất động sản vào tâm lý lo ngại, e dè. Lợi nhuận đầu tư giảm, khó vay vốn bất động sản dẫn tới nhu cầu xuống tiền vào đất cũng giảm mạnh. "Đây có thể là các tín hiệu cảnh báo sự sụt giảm của thị trường trong thời gian tới. Một số bạn bè tôi đang vội vã thoát hàng", ông M. nhấn mạnh.

Triệu Vương
Ý kiến của bạn
UOB dự báo tăng trưởng kinh tế quý IV chỉ 5,2% UOB dự báo tăng trưởng kinh tế quý IV chỉ 5,2%

Ngân hàng UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý IV/2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%.