Tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng không
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2020/NĐ-CP về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020.
Theo đó, Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý bằng tàu bay vì mục đích thương mại, hoặc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý bằng tàu bay không vì mục đích thương mại do hãng hàng không thực hiện.
Trong Nghị định nêu rõ, sẽ tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006. Cụ thể:
- Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách tăng từ một trăm nghìn (100.000) đơn vị tính toán lên thành một trăm hai mươi tám nghìn tám trăm hai mươi mốt (128.821) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
- Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm tăng từ bốn nghìn một trăm năm mươi (4.150) đơn vị tính toán lên thành năm nghìn ba trăm bốn mươi sáu (5.346) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
- Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ một nghìn (1.000) đơn vị tính toán lên thành một nghìn hai trăm tám mươi tám (1.288) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
- Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ mười bảy (17) đơn vị tính toán lên thành hai mươi hai (22) đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa.
Duy BắcTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.