Tăng thu hút khối ngoại giải ngân vào TTCK Việt Nam
Thu hút nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) là một trong những giải pháp quan trọng trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2030.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp. Đây là nhận định trong báo cáo đánh giá thị trường tháng 10 vừa qua của tổ chức xếp hạng uy tín FTSE Russell.
Điều đó chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, đáp ứng các tiêu chí quan trọng của các tổ chức xếp hạng trên thế giới. Quy mô vốn hóa đạt gần 200 tỷ USD, lớn hơn nhiều thị trường châu Á như Philippines, Qatar, Kuwait... hay châu Âu như Hy Lạp, Czech, Hungary... Thanh khoản trung bình đạt gần 700 triệu USD, tương đương Indonesia, Malaysia, Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan trong khối ASEAN.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam không thể không kể đến đóng góp của khối ngoại. Tính đến ngày 31/8/2024, số lượng nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nước ngoài là 42.446 và và nhà đầu tư tổ chức chức nước ngoài là 4.558. Sự gia tăng đều đặn của số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài mới tham gia thị trường là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì sức hấp dẫn.
Làn sóng giải ngân mạnh mẽ từ khối ngoại là chất xúc tác quan trọng kích thích dòng tiền trong nước. Kết quả là thanh khoản thị trường đã xuất hiện những phiên giao dịch đạt mốc hàng tỷ đô.
Có những phiên giao dịch khoảng 20.000 tỷ đồng, các nhà đầu tư ngoại sau một thời gian nghỉ, bắt đầu họ đã giao dịch tích cực hơn, đã nộp tiền trở lại, họ rút tiền từ các kênh khác để quay trở lại, những động lực cho tăng trưởng thanh khoản đã xuất hiện.
Các quỹ đầu tư nước ngoài thường giải ngân vào các ngành gắn với tiềm năng của thị trường nội địa bao gồm bảo hiểm, bán lẻ, chứng khoán, thực phẩm & đồ uống, ngân hàng và hàng gia dụng; công nghệ.
Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư ngoại là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế, tài chính đất nước, tác động tích cực đến quá trình cổ phần hoá của Chính phủ, gia tăng số lượng nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại có quy mô lớn, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong hoạt động của doanh nghiệp, quản trị công ty. Điều này cũng giúp đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, để thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự "có tầm hơn".
SSI dự báo, trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng tiếp tục đón nhận các sự kiện hầu hết theo chiều hướng tích cực. Theo quy mô vốn hóa, tỷ trọng giá trị giao dịch phân bổ dành cho nhóm VN30 đang ở mức 50%, mức cao nhất kể từ đầu năm nhờ giao dịch mạnh hơn ở nhóm ngân hàng và một số mã bất động sản trụ cột. Đồng thời, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết mạnh hơn về cuối năm 2024 và 2025 sẽ đưa thị trường chứng khoán quay lại xu hướng đi lên.
An Mai (t/h)Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.