Tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 6%

Ngân hàng
09:15 AM 07/07/2024

Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 6, tín dụng nền kinh tế đạt gần 14,4 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm ngoái.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng đã được chỉ tiêu cao theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là đến đến hết quý II/2024, phải đạt 5-6%.

Trước đó, các dữ liệu được công bố chưa cập nhật có phần kém khả quan hơn. Ước tính của NHNN đến 14/6 tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 3,79%. Hay thống kê của Tổng cục Tổng cục (GSO) đến 24/6, tăng trưởng tín dụng đạt 4,5%.

Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 6, tín dụng nền kinh tế đạt gần 14,4 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm ngoái. Trong đó, cho vay tiêu dùng đạt hơn 3 triệu tỷ đồng. Như vậy, từ đầu năm đến nay, hơn 810.000 tỷ đồng đã được bơm thêm vào nền kinh tế.

Tính riêng quý II, nền kinh tế tiếp nhận thêm khoảng 630.000 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với quý I, báo hiệu tín dụng đã tăng tốc kể từ cuối quý II. Chỉ tính riêng tuần cuối tháng 6 (từ 24/6 đến 30/6), dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng thêm hơn 210.000 tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 6%- Ảnh 1.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Đánh giá về hoạt động điều hành trong 6 tháng đầu năm, Tổng Cục Thống kê cho biết NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp; điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Dự báo nửa cuối năm 2024, tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục tích cực hơn, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng tiêu dùng với các chính sách tài khóa - tiền tệ tiếp tục có xu hướng hỗ trợ chính sách, thúc đẩy cầu tiêu dùng và đóng góp cho tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Theo dự báo của bà Bùi Nguyễn Cẩm Giang, Trưởng phòng phân tích, ngành hàng tiêu dùng & bán lẻ, CTCK HSC, nửa cuối năm 2024 và năm 2025, tiêu dùng sẽ còn phục hồi nhanh và mạnh hơn dựa trên các yếu tố:

Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu và chỉ số việc làm đã phục hồi trong 5 tháng đầu năm với mức tăng cao nhất thuộc về ngành Công nghệ (chiếm 6% lực lượng lao động). Các ngành sử dụng nhiều lao động như May mặc, da giày (chiếm 21% lực lượng lao động), kim ngạch xuất khẩu và số lượng việc làm chưa tăng đáng kể, cho thấy thu nhập của đa số người lao động vẫn chưa cải thiện nhiều trong 5 tháng đầu năm.

Thứ hai, số lượng việc làm của các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm nay do các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ nhập hàng trở lại nhiều hơn. Thu nhập của người lao động sẽ cải thiện, thúc đẩy mức tiêu dùng chung.

Thứ ba, số lượng khách quốc tế sẽ tiếp tục tăng và hỗ trợ doanh số bán lẻ dịch vụ và tiêu dùng.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Trong tháng 10, Thủ tướng yêu cầu có gói 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội Trong tháng 10, Thủ tướng yêu cầu có gói 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành trong tháng 10/2024 việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.