Tăng xuất khẩu nông sản Việt Nam qua Trung Quốc bằng đường sắt

Xuất nhập khẩu
11:03 AM 04/11/2024

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, trái cây Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng tăng, xuất khẩu nông sản bằng đường sắt liên vận sang thị trường tỷ dân này đang là một hướng đi tiềm năng và đầy triển vọng.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, nước ta có hơn 1.450 km đường biên giới gồm đường thủy, đường bộ với Trung Quốc nên có lợi thế về chi phí logistics thấp - yếu tố cạnh tranh rất lớn so với các nước khác. 

Tăng xuất khẩu nông sản Việt Nam qua Trung Quốc bằng đường sắt - Ảnh 1.

Đoàn tàu đầu tiên chở dừa tươi xuất khẩu đi Trung Quốc. Báo Giao Thông

Trong nhiều năm qua, Việt Nam chủ yếu đưa hàng sang Trung quốc bằng vận tải đường bộ. Chỉ mới đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã chuyển sang phương thức vận tải mới là đường sắt. Mới đây, tại ga liên vận quốc tế Sóng Thần (Bình Dương) - ga hàng hóa lớn nhất khu vực phía Nam, lô hàng dừa tươi đầu tiên gần 68 tấn có nguồn gốc xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang với trị giá hàng hóa khoảng 220.000 Nhân dân tệ đã khởi hành đi Quảng Châu (Trung Quốc). Chỉ trong 7 ngày, lô hàng dừa tươi này được vận chuyển đến nơi.

Nhiều chuyên gia đánh giá, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là phương thức vận chuyển hiệu quả cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua thị trường Trung Quốc. Ưu điểm của phương thức vận chuyển này chính là khả năng phân phối nông sản đến các tỉnh sâu trong nội địa Trung Quốc và mở rộng sang các thị trường khác như Mông Cổ, Kazakhstan, Nga.

Quan trọng hơn, vận chuyển nông sản bằng đường sắt có chi phí hợp lý hơn, về thời gian có tính ổn định cao, giảm thiểu tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. 

Những yếu tố thuận lợi, lợi thế của đường sắt sẽ mở ra cơ hội lớn để hàng nông sản Việt nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 6/2/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Trong đó, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với phía Trung Quốc để tối ưu hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường sắt trở nên thuận lợi hơn.

Song song đó, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các đối tác logistics uy tín, nâng cao năng lực quản lý kho bãi và lưu trữ hàng hóa để đảm bảo chất lượng nông sản khi xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng kiến nghị xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics hiện đại tại các điểm giao nhận lớn như ga Sóng Thần nhằm góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Cảnh báo 3 rủi ro giao dịch trên sàn TMĐT xuyên biên giới Cảnh báo 3 rủi ro giao dịch trên sàn TMĐT xuyên biên giới

Hiện nay, sự bùng nổ của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhờ ưu điểm về giá cả và sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, giao dịch trên nền tảng chưa được đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro...