Tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/1, VN-Index giảm 15,34 điểm (1,3%), về mức 1164,31 điểm; HNX-Index giảm 1,48 điểm (0,64%), về mức 229,18 điểm. Thị trường nghiêng về bên bán với 265 mã tăng và 474 mã giảm.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 21 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 96 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1,8 ngàn tỷ đồng.
Năm 2023 là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam, khi GDP chỉ tăng trưởng 5,05%, thấp hơn nhiều mức trung bình của giai đoạn 2010 - 2023 là 6% và chỉ cao hơn so với giai đoạn 2020 - 2021, khi dịch Covid-19 lan rộng và GDP tăng trưởng dưới 3%. Nguyên nhân là do tổng cầu yếu ở cả trong lẫn ngoài nước.
Ở bên ngoài, chính sách lãi suất cao tại các nước phát triển khiến nhu cầu tiêu dùng tăng chậm lại, các doanh nghiệp bán lẻ giảm nhập khẩu, giải phóng hàng tồn kho. Ở trong nước, sự suy giảm của thị trường bất động sản khiến nhu cầu đối với các ngành xây dựng, sản xuất vật liệu, đồ nội thất… giảm. Đó là chưa kể ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài khiến người dân tăng tiết kiệm, giảm chi tiêu. Kết quả, trong năm 2023 cả tiêu dùng và đầu tư đều tăng chậm, còn xuất khẩu thì tăng trưởng âm.
Điểm tích cực là nền kinh tế đang có xu hướng phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP được cải thiện qua từng quý, đặc biệt là khu vực công nghiệp và xây dựng có thể đã đạt đáy. Để có được sự phục hồi này, các chính sách tài khóa và tiền tệ đóng vai trò rất tích cực.
Điển hình là việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành, ban hành các chính sách giãn nợ cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, phí cho doanh nghiệp, trong đó nổi bật là chính sách giảm thuế VAT về còn 8%. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công cũng có những cải thiện đáng khích lệ và đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP năm 2023.
Các dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam
Các dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam hiện nay xoay quanh mức 6%, tương đương mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2010 - 2023. Tuy nhiên, so với tiềm năng, đây là mức thấp, bởi GDP năm 2024 chỉ phải so sánh với nền thấp của năm 2023. Hơn nữa, cho dù năm 2024 GDP tăng 6 - 6,5% như mục tiêu Chính phủ đề ra, thì tính chung giai đoạn 2020 - 2024 tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ đạt 4,9 - 5%, kém xa mức trung bình 6% của giai đoạn 2010 - 2023.
Mặc dù vậy, trong năm 2024 nền kinh tế vẫn gặp nhiều thách thức. Thứ nhất, kinh tế thế giới trong năm 2024 được dự báo tăng trưởng chậm lại, thậm chí các nước phát triển như Mỹ có thể rơi vào suy thoái. Thứ hai, thị trường bất động sản vẫn chưa có xu hướng phục hồi rõ nét. Các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang rất khó khăn về vốn, còn nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh đó, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 xoay quanh mức 6% cũng là phù hợp.
Nắm bắt thời cơ, tạo động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững
Kinh tế thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng, với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới, tiên tiến; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất và đời sống đáp ứng mục tiêu toàn cầu vì một hành tinh xanh.
Trong xu hướng phát triển hiện nay, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng tái tạo sẽ định hình lại và quyết định sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Các ngành công nghệ cao, công nghiệp chíp điện tử và bán dẫn trở thành ngành công nghiệp lõi tiềm năng mới.
Công nghiệp vi mạch bán dẫn đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với cuộc cách mạng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tri thức, thay thế cho mô hình phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên trước đây.
Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; với chính sách ngoại giao linh hoạt, đúng đắn, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã là đối tác Chiến lược toàn diện với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Vị thế của Việt Nam được nâng tầm, trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - an ninh khu vực.
Đây là thời cơ và lợi thế rất lớn để Việt Nam củng cố an ninh quốc gia, tạo dựng động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ và Nhật Bản, nhấn mạnh trọng tâm hợp tác là thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao và xuất khẩu.
Việt Nam đang đứng trước thời cơ và vận hội, mà không phải quốc gia nào cũng có được để tạo dựng và phát triển các động lực mới cho tăng trưởng, đó là: phát triển kinh tế số; kinh tế tuần hoàn; năng lượng tái tạo; công nghiệp bán dẫn.
Cần định hướng rõ nguồn lực hỗ trợ và có công cụ điều phối hiệu quả, cùng với sự chủ động vào cuộc của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở đào tạo, kết hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp xác định nhu cầu lao động có trình độ, có kỹ năng của doanh nghiệp để đi trước, đón đầu trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm thu hút dòng vốn FDI và đầu tư trong nước vào kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, cần tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ, chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học để nâng cao năng lực và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 31/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.