Tập trung tháo gỡ các nút thắt về giải ngân vốn đầu tư công

Sự kiện
11:12 AM 16/07/2020

Phải đổi mới tư duy trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch. Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm kéo dài nhiều năm qua ở nhiều nơi trên cả nước cũng chủ yếu do yếu kém của công tác quy hoạch và kế hoạch hóa về đầu tư. Các thủ tục, phân bổ vốn vì thế triển khai chậm hơn so với yêu cầu.

Phải đổi mới tư duy trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch. Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm kéo dài nhiều năm qua ở nhiều nơi trên cả nước cũng chủ yếu do yếu kém của công tác quy hoạch và kế hoạch hóa về đầu tư. Các thủ tục, phân bổ vốn vì thế triển khai chậm hơn so với yêu cầu. Nếu quy hoạch tốt, kế hoạch hóa đầu tư tốt, chúng ta sẽ giải quyết triệt để việc giải ngân vốn đầu tư theo đúng tiến độ - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành và UBND tỉnh Bình Thuận vào sáng ngày 14/7 vừa qua.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Bình Thuận phải trở thành động lực mới của duyên hải miền Trung; phải tháo gỡ các nút thắt nêu trên để thúc đẩy đầu tư phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế. Để thực hiện được mục tiêu đó, Phó Thủ tướng cho rằng, trước hết, tỉnh phải tập trung làm tốt công tác quy hoạch. Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Thuận triển khai lập Quy hoạch tỉnh một cách chặt chẽ, khoa học, bảo đảm nguyên tắc phù hợp giữa các quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó xác định rõ các công trình, dự  án ưu tiên để huy động nguồn vốn đầu tư.

  Theo ông Nguyễn Ngọc Hai - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, 5 năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, tỉnh đã đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thu ngân sách vượt mục tiêu đề ra, văn hóa xã hội, an ninh chính trị được bảo đảm.

Tập trung tháo gỡ các nút thắt về giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam.

 Bình Thuận cũng là địa phương có nhiều dự án đầu tư công và từ nguồn vốn xã hội đang được đẩy nhanh tiến độ; đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư là điểm sáng. Mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19, năm 2020, tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn Trung ương hỗ trợ là 3.035 tỷ đồng, đã phân khai chi tiết cho các dự án đạt 2.430 tỷ đồng. Giá trị giải ngân 6 tháng đầu năm 2020 là 937 tỷ đồng, đạt 38,42% kế hoạch phân khai, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 giải ngân 856 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 30%). 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ 3 nút thắt, điểm nghẽn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Trong đó, hạn chế về hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là điểm nghẽn lớn nhất, cản trở Bình Thuận vươn lên. Là địa phương thuộc vùng duỵên hải Nam Trung Bộ, có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển, nhưng Bình Thuận hiện gặp rất nhiều khó khăn về hạ tầng. 

Đường bộ chất lượng còn thấp, không đủ năng lực để nâng cao năng lực vận tải. Cảng hàng không Phan Thiết tuy đã được khởi công từ lâu nhưng chậm được triển khai vì còn nhiều vướng mắc về cơ chế, thủ tục. Thứ hai là nút thắt về quy hoạch. 

Theo Phó Thủ tướng, đây là nút thắt, vướng mắc vừa chủ quan, vừa khách quan của tỉnh Bình Thuận, từ đó hạn chế khả năng thu hút các nguồn lực đầu tư, không tạo ra được các sản phẩm, giá trị gia tăng thứ cấp trong quá trình đầu tư. Cũng do nút thắt về quy hoạch nên việc tái cấu trúc kinh tế, chuyển dịch kinh tế chưa thực hiện được do vướng quy hoạch. Trong đó, vướng mắc lớn nhất hiện nay của tỉnh là việc nhiều khu vực bị vướng quy hoạch khai thác titan, dự trữ khoáng sản nên không thể phát triển các dự án trên mặt. 

Trong khi đó, giá quặng titan trên thị trường hiện rất thấp, tồn kho lớn. Tại nhiều địa điểm quy hoạch titan có lợi thế rất lớn về du lịch, dịch vụ, nếu được đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với khai thác titan. 

Từ đó, như nhiều địa phương khác, Bình Thuận hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giải ngân đầu tư nói chung, đặc biệt là đầu tư công. Mặc dù tỉnh đã nỗ lực và có kết quả tích cực, nhưng theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bình Thuận vẫn chưa đạt yêu cầu trong công tác này. 

Phó Thủ tướng lưu ý: Tỉnh cần tiếp tục quan tâm, bảo đảm các vấn đề an ninh, an toàn xã hội; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó, do kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội. Sự chồng lấn quy hoạch khoáng sản titan với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác đã và đang là điểm nghẽn chưa được tháo gỡ kịp thời, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. 

Tốc độ tăng trưởng chưa vững chắc, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư. Tái cơ cấu kinh tế còn chậm...  Nhân đây, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ cùng với tỉnh Bình Thuận để tháo gỡ những khó khăn liên quan đến cơ chế, thủ tục, bảo đảm giải ngân hết vốn đầu tư công đã bố trí cho địa phương; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn như: Đường cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo và Phan Thiết - Dầu Giây dài 160,3 km; hồ thuỷ lợi Sông Luỹ; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án Cảng hàng không Phan Thiết; tháo gỡ vướng mắc do chồng lấn quy hoạch khai thác titan và dự trữ khoáng sản để phát triển các dự án trên mặt. 

Hà Phương
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.