Tàu điện Cát Linh - Hà Đông lập kỷ lục đón khách dịp nghỉ lễ 2/9

Kinh doanh
09:48 AM 04/09/2023

Trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, đường sắt Cát Linh - Hà Đông phục vụ 55.980 hành khách, xác lập kỷ lục khách đi tàu đông nhất kể từ khi tuyến tàu điện trên cao này được đưa vào vận hành.

Ngày 3/9, Công ty Hanoi Metro (đơn vị vận hành) có báo cáo về kết quả vận hành vận tải hành khách bằng tàu điện trong 2 ngày cao điểm dịp Quốc khánh 2/9.

Theo đó, ngày 1/9 tàu vận hành được 34.861 hành khách, ngày 2/9 vận chuyển được 55.980 hành khách. Với 55.980 khách vận chuyển được trong ngày 2/9/2023 (tăng gần 1.000 khách so với năm ngoái) tàu Cát Linh - Hà Nội đã lập kỷ lục mới về số lượng hành khách vận chuyển được trong một giờ vận hành.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông lập kỷ lục đón khách dịp nghỉ lễ 2/9 - Ảnh 1.

Đông đảo người dân đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông dịp nghỉ lễ 2/9 (Ảnh: hanoi.gov.vn)

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày năm nay (từ 1 đến 4/9), tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mở tuyến từ lúc 5 giờ 30 phút và đóng tuyến lúc 22 giờ với tần suất chạy tàu 10 phút/chuyến.

Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi ngày, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông có hơn 10 nghìn người đi vé tháng; ngày bình thường có khoảng 32-34 nghìn lượt hành khách, ngày cuối tuần dao động từ 28-30 nghìn lượt khách; lượng khách đi lại thường xuyên là 6-8 nghìn người.

Trong những ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, hàng nghìn người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận đã đến và trải nghiệm tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông. Sau gần 2 năm được đưa vào khai thác thương mại, vẫn còn rất nhiều người dân chưa có cơ hội trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam.

Tại các nhà ga, người dân xếp thành hàng dài để mua vé. Trước mỗi máy bán vé tự động đều có nhân viên hướng dẫn để hành khách có thể mua vé nhanh chóng và thuận lợi. Với giá chỉ từ 8.000 đồng, mỗi người dân đã có thể trải nghiệm loại hình vận tải đặc biệt này.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao; 13 đoàn tàu, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác là 35 km/giờ.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án hơn 18 nghìn tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD) sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Tuyến đường sắt được Bộ Giao thông vận tải bàn giao cho thành phố Hà Nội vào vận hành vào đầu tháng 11/2021.

Hành khách đi tàu mua vé theo hình thức theo lượt, vé ngày, vé tháng, cụ thể: Giá vé chặng là 8.000-15.000 đồng, giá mở cửa 7.000 đồng, cứ đi 1 km cộng thêm 600 đồng. Giá vé ngày là 30.000 đồng, giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người và giá áp dụng với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng. Người già và trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé đi tàu.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.