Tàu liên vận Trung - Việt đã vận chuyển hơn 19.600 container hàng hóa

Xuất nhập khẩu
09:38 AM 12/01/2025

Hơn 19.600 container hàng hóa đã được vận chuyển bằng các chuyến tàu liên vận Trung Quốc - Việt Nam trong năm 2024, tăng 11,5 lần so với năm trước đó.

Theo Công ty TNHH Tập đoàn đường sắt Trung Quốc chi cục Nam Ninh, năm 2024, các chuyến tàu liên vận Trung Quốc - Việt Nam khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển lượng hàng hóa đạt 19.670 container, tăng 1.153% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3, 4, 7, 10 và 11 đã 5 lần liên tiếp lập kỷ lục mới về lượng hàng vận chuyển theo tháng.

Tàu liên vận Trung - Việt đã vận chuyển hơn 19.600 container hàng hóa- Ảnh 1.

Tàu liên vận Trung - Việt đã vận chuyển hơn 19.600 container hàng hóa trong năm 2024. Ảnh: Nhân Dân

Năm 2024, các loại hàng hóa vận chuyển xuất nhập cảnh thông qua tuyến đường sắt liên vận Trung - Việt chỉ bao gồm: vật liệu xây dựng, sản phẩm công nghiệp nhẹ ban đầu, đã từng bước mở rộng đến sản phẩm điện tử cao cấp, máy móc thiết bị chính xác, hàng tiêu dùng cao cấp và hàng nông sản đặc sản… 

Danh mục hàng hóa vận chuyển tăng lên 262 loại, nguồn hàng đến từ 25 tỉnh, thành trong cả nước Trung Quốc; phạm vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới bao trùm nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Lào, Thái Lan...

Trong số hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam thông qua vận tải đường sắt trong cả nước, tỷ lệ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải hạng nặng, vận chuyển bằng container của Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh lần lượt đạt 68% và 84%, trở thành một trong những đầu mối vận chuyển đường sắt chính của đường sắt Trung Quốc tới Việt Nam.

Việc khai thác hiệu quả tuyến đường sắt liên vận quốc tế để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đến Trung Quốc và đi nhiều nước trên thế giới được xem là chìa khóa giúp hàng xuất khẩu Việt Nam rộng đường hơn và nâng cao tính cạnh tranh. 

Hiện hai nước đang xây dựng cửa khẩu hải quan thông minh. Việt Nam cũng tập trung đầu tư vào hạ tầng, hỗ trợ thuế, phí và các chính sách khác cho doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa. Đó là việc thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, tập trung vào các ngành mới nổi, kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, truy xuất nguồn gốc, bao bì mẫu mã và quy hoạch vùng trồng.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Ngành dệt may năm 2025: Nhiều cơ hội đan xen rủi ro Ngành dệt may năm 2025: Nhiều cơ hội đan xen rủi ro

Thị trường dệt may trong năm 2025 được nhận định có nhiều cơ hội đan xen rủi ro bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.