Tây Nguyên: Đồng đội ơi, chúng tôi đã về đây!
Đất nước hoà bình, thống nhất đã gần 50 năm, nhưng với những người đã từng đi qua chiến tranh, từng trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc vẫn luôn là những ký ức không thể nào nguôi ngoai. Và mỗi dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn, các cựu chiến binh F320 lại cùng nhau về lại chiến trường xưa, tri ân tưởng nhớ các đồng đội cũ và cùng khóc cười kể chuyện nhau nghe.
- Ban Quản lý Bảo trì đường bộ Nghệ An: Chúc mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng Phù Yên - Sơn La: Chúc mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- Đại đoàn Đồng bằng - Sư đoàn 320: Trong ký ức hào hùng luôn nhớ thương đồng đội
Với những người cựu chiến binh Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3, mảnh đất Tây Nguyên nói riêng và các chiến trường khác như Quảng Trị đường 9 (1967-1968), đường 9 Nam Lào (1971) không chỉ là chiến trường ác liệt, là ký ức hào hùng, mà trong đó Tây Nguyên luôn mãi là mảnh đất máu thịt, là tình nghĩa sắt son.
Ở đây, vẫn còn có tình đồng chí gắn bó chia ngọt sẻ bùi, vẫn còn đó những người đồng đội mãi không thể trở về, để nhìn thấy non sông đất nước được thống nhất. Ở đó là tuổi trẻ nhiệt huyết, là máu xương đã đổ của của biết bao người lính Sư đoàn 320. Trải qua các cuộc kháng chiến đánh Pháp chống Mỹ, bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, Sư đoàn có hơn 14.000 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc Việt Nam, vì hạnh phúc nhân dân.
Đại đoàn Đồng bằng Sư đoàn 320 có bề dày lịch sử trên 70 năm thành lập, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (1951-2024). Ngay những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ, Sư đoàn đã có mặt ở chiến trường miền Nam. Với sức mạnh tiến công làm cho quân thù khiếp sợ trên chiến trường Quảng Trị - đường 9 (1967-1968), chiến dịch Đường 9 Nam Lào (năm 1971),… Sư đoàn 320 đã đánh và làm tan rã toàn bộ Lữ dù III và bắt sống Đại tá Nguyễn Văn Thọ - Lữ đoàn trưởng Lữ dù III làm tù binh.
Chiến dịch Nam Lào kết thúc thắng lợi vẻ vang, Sư đoàn 320 cơ động về hậu phương ở Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) củng cố huấn luyện chuẩn bị cho nhiệm vụ mới. Cuối năm 1971, Sư đoàn 320 bắt đầu cơ động vào chiến trường, hành quân từ huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh vào mặt trận B3 Tây Nguyên với khẩu hiệu "Đi lâu đi sâu đánh to thắng lớn, đi đêm ngày thắng lợi hoàn toàn". Trong đội hình hành quân của Sư đoàn, có trên 500 tân binh là con em hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập ngũ, được vinh dự bổ sung lực lượng cho Sư đoàn 320 đi vào chiến trường miền Nam, tiếp tục chiến đấu.
Đúng với tinh thần của khẩu hiệu, Sư đoàn 320 đã tham gia trong những ngày đầu đánh Mỹ cứu nước, tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên - chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước.
Trên chặng đường chiến đấu và chiến thắng, những người chiến binh Sư đoàn 320 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất đỗi tự hào những vẫn luôn đau, thương nhớ ôn lại truyền thống trên chặng đường vẻ vang của Sư đoàn. Bên cạnh niềm tự hào với những chiến thắng vẻ vang, họ thấy mình là người may mắn khi được trở về sau chiến trận. Có được hạnh phúc nhìn Đất nước thống nhất, hoà bình và phát triển như ngày hôm nay. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng luôn đau đáu nhớ ơn những người đồng đội đã anh dũng hi sinh nằm lại chiến trường.
Vinh quang là những người anh hùng liệt sĩ. Máu xương của những người đã ngã xuống, tô thắm truyền thống lịch sử của Đại đoàn Đồng bằng - Sư đoàn 320. Đó là sự hi sinh to lớn của quân và dân cả nước. Là sự cống hiến lặng lẽ của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng để Tổ quốc Việt Nam được thống nhất, hào bình và phát triển. Trang sử vàng của quê hương, ghi nhắc nhớ và biết ơn những người đã chiến đấu và hi sinh vì độc lập Dân tộc, vì hoà bình thống nhất.
Trong những ngày tháng tư lịch sử, Kỷ niệm 49 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm chiến thắng điểm cao 1049 và 1015 . Đoàn CCB Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh đã tổ chức chuyến hành hương về lại chiến trường Tây Nguyên tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, để cùng tri ân tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và tham dự Lễ giỗ trận lần thứ 52. Đây là những sinh hoạt có tính truyền thống của Ban liên lạc Cựu chiến binh (Ban LL CCB) tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sau 6 ngày trên chặng đường gần 2.500 km từ Nghệ An vào tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tham dự Lễ tưởng nhớ tri ân các AHLS theo lời mời của UBND huyện Sa Thầy tổ chức; Gặp mặt và giao lưu cùng đồng bào dân dộc trên địa bàn hai tỉnh. Trong hành trình trở về và tri ân lần này, vì lý do sức khoẻ, Trung tướng - AHLLVTND Khuất Duy Tiến - Trưởng ban LL truyền thống Đại đoàn Đồng bằng Sư đoàn 320 toàn quốc không vào tham dự được. Và gia đình Trung tướng đã gửi vòng hoa tri ân thay nén tâm nhang tưởng nhớ đến các AHLS.
Tại Gia Lai, Ban Liên lạc CCB tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã thực hiện Lễ dâng hương dâng hoa "Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" và "Nhà tưởng niệm" hơn 14.000 liệt sĩ tại Sư đoàn 320; Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ; Nhà bia di tích chiến thắng Căn cứ Chư Bồ - Đức Cơ (xã Ia Krai, huyện Đức Cơ); Cùng chính quyền địa phương và Đảng uỷ, chỉ huy Sư đoàn 320 tổ chức gặp mặt, giao lưu và tặng quà nhân dân các dân tộc làng Bua (Bò), Thôn Chư Bồ 1, xã Ia Krai.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Sa Thầy trang trọng tổ chức Lễ cầu siêu, Lễ dâng hương tưởng nhớ tri ân các AHLS tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Sa Thầy.
Chính quyền và các lực lượng huyện địa phương đã tổ chức và bố trí hàng chục loại phương tiện để đảm bảo sự di chuyển của hàng trăm đại diện, trong đó có Đoàn CCB - Ban LL Sư đoàn 320 lên dâng hương tưởng nhớ tri ân các AHLS tại hai nhà bia di tích lịch sử Cấp Quốc gia đặc biệt trên hai điểm cao 1015-1049, thuộc xã Rờ Kơi và xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Tại đây. Đảng uỷ - Chỉ huy Sư đoàn 320 cùng các CCB Ban liên lạc Sư đoàn đã tổ chức gặp mặt, giao lưu và trao quà các gia đình chính sách, gia đình liệt sĩ của hai xã Rờ Kơi và Hơ Moong.
Đoàn CCB Ban liên lạc Sư đoàn 320 tổ chức dâng hương tri ân tưởng nhớ các AHLS Trung đoàn 209 tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ChưtaKra, Nghĩa trang liệt sĩ TP. Kon Tum, Nhà tưởng niệm các AHLS Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3; Tham gia Lễ động thổ "Lầu trống" do Sư đoàn 320 tổ chức trong khuôn viên Nhà tưởng niệm Liệt sĩ Sư đoàn 320 tại Biển Hồ, Gia Lai. Đặc biệt ý nghĩa hơn, Đoàn CCB đã trở về và "tìm đến" Nhà bia di tích lịch sử chiến thắng Chư Nghé, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Nơi đây từng là trận địa "một sống một còn", là chiến thắng giòn giã của những người lính Sư đoàn 320 vào năm 1973.
Trong chuỗi hoạt động trở về chiến trường tri ân đồng đội trọn vẹn, trang trọng và nghĩa tình. Không thể thiếu sự quan tâm chu đáo và hỗ trợ nhiệt tình, quý giá của chính quyền và nhân dân địa phương, sự quan tâm của Đảng uỷ chỉ huy Sư đoàn 320, Huyện uỷ-HĐND-UBND cùng các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Đặc biệt sự quan tâm chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt của Tỉnh uỷ - HĐND-UBND và các ban ngành tỉnh Kon Tum; Cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Thầy cùng Đảng uỷ Sư đoàn 320 đã giành tình cảm vô cùng to lớn đối với các CCB khi trở về với đồng đội cũ chiến trường xưa. Với tinh thần, trách nhiệm phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tất cả đã cùng đồng hành với đoàn CCB Sư đoàn 320 và thân nhân liệt sĩ, đã tổ chức trọn vẹn, trang trọng Lễ dâng hương tại 12 địa chỉ lịch sử.
Càng cảm động hơn khi các thế hệ cán bộ, đồng bào nơi đây vẫn luôn dành tình cảm thương mến, trân trọng với mỗi chiến sĩ, cựu chiến sĩ Sư đoàn 320. "Lịch sử là của đảng bộ địa phương. Liệt sỹ là đồng đội của các bác, các bác cứ về dâng hương" - đó lời chia sẻ sâu sắc, chân thành của cán bộ địa phương với những người CCB Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh khi trở lại mảnh đất Tây Nguyên. Dù là trong thời kỳ nào, khi đất nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, và nay đất nước đã hoà bình, thì tình cảm quân dân vẫn luôn bền chặt, quý mến và trân trọng.
Trước những người đồng đội từng "vào sinh ra tử", từng cùng mang trên mình màu áo xanh người lính của Quân đoàn 3. Nay người mất người còn. Người ở lại chiến trường, người trở về quê hương. Nhưng, những ngày tháng chiến đấu, kề vai sát cánh "thà hi sinh không chịu mất nước" của một thời tuổi trẻ, một thời hào hùng bi tráng vẫn luôn vẹn nguyên. Có lẽ vì đã từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gian khổ ác liệt, từng "hạt gạo chia đôi, bát cơm sẻ nửa" nên với những người chiến sĩ, đó mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, là tình đồng chí quý giá.
Tây Nguyên ơi ai đã từng qua đó
Để một đời mắc nợ nhớ thương nhau.
Hằng năm, không quản đường xá xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, những người Cựu chiến binh vượt qua hành trình dài, để được gặp lại những người đồng đội cũ vẫn đang nằm lại ở chiến trườg xưa. Những người lính trẻ ngày ấy, nay đều đã qua tuổi "xưa nay hiếm", mái tóc đã ngả sương bạc màu, nay đau mai ốm nhưng vẫn nhiệt huyết, hào khí trên hành trình hàng nghìn cây số. Vẫn nghiêm trang chỉnh tề hàng dọc hàng ngang kính cẩn dâng những nén tâm hương những nơi họ từng chiến đấu.
Và với sự ân tình, nhớ ơn họ trở về với đồng bào dân tộc thăm hỏi, động viên và chia sẻ. Là những địa danh, là những con người họ từng sống và chiến đấu, được nhận sự đùm bọc chở che và nhường cơm sẻ áo trong những ngày gian khổ ác liệt.
Thái Quảng - Lê DungCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.