Tết của người Êđê
Cách đây nhiều năm, tết Nguyên Đán vẫn còn là một điều mới lạ với đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bà con đã cùng hòa chung niềm vui đón Tết cổ truyền với toàn dân tộc.
Hâm nóng tình cảm trong dịp Tết
Năm nay do đơn hàng chậm, Công ty của chị H’Linh Ayun (trú tại buôn Cuôr Đăng B) được nghỉ Tết sớm. Một số chị em cùng buôn lảiur nhau tíu tít sắm đồ Tết, chuẩn bị cho một năm mới sum vầy với gia đình sau một năm làm việc vất vả.
"Dù năm nay được nghỉ sớm hơn mọi năm, thu nhập cũng thấp đi nhưng ai cũng bảo nhau chia sẻ với công ty lúc khó khăn. Đổi lại chúng em được về sớm với gia đình", chị H’Linh Ayun cho biết.
Theo chị H’Linh Ayun, Tết là thời điểm để dân làng cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho. Phong tục này cũng chỉ mới hoà nhập, giao thoa 20 năm trở lại đây, khi người Kinh lên khai hoang, mở rẫy và làm kinh tế mới, dần dần "Tết Kinh" trở thành Tết của đồng bào Êđê.
Những ngày đầu năm, những người Ê đê thường đến thăm, chúc nhau một năm mới an khang, no đủ, khi đi họ mang theo con gà, thịt lợn làm quà Tết
Đặc biệt là họ đến với những người trong năm qua có ấn tượng không tốt với mình để mong hâm nóng lại tình làng nghĩa xóm. Bạn bè ở các buôn xa buôn gần cũng đến thăm chúc Tết lẫn nhau.
Bánh tét là món đặc trưng của đồng bào Êđê, trong không khí ấy, mọi người chung tay quây quần bên bếp lửa, trông những mẻ bánh, mang đậm hương vị của mùa màng, của đất trời ban tặng. Những ngày này, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Bữa cơm ấm cúng được chuẩn bị với những món dân giã, quen thuộc nhưng chan chứa vị quê hương mà có đi xa ai cũng nhớ về.
Món ăn độc đáo
Khác với phong tục ở đồng bào khác, có một món ăn mà mỗi người con Ê đê đều xao xuyến, nhớ về, nó như sự gắn kết mỗi thành viên trong gia đình- đó là món canh bột lá yao.
Trong cái không khí ấm cúng, sum vầy ngày Tết, canh bột lá yao – một món ăn truyền thống của người Êđê lại làm nức lòng những người con xa xứ trở về và gắn kết các thành viên trong gia đình.
Canh bột lá yao có nhiều nguyên liệu, gia vị kết hợp tạo nên như thịt/xương heo hoặc vếch bò (phần đầu ruột non của bò), cây môn thục, cà đắng phơi khô, đu đủ xanh, gạo, lá yao (một loại lá rừng có vị ngọt, mùi thơm, hình dáng giống lá trầu không), lõi chuối, củ nén, muối, ớt, bột ngọt. Gạo sau khi ngâm sẽ được để ráo nước, sau đó giã chung với lá yao cho tới khi nát đều, mịn như bột. Thịt/xương thì được ướp gia vị. Các nguyên liệu khác như đu đủ, cây môn thục, lõi chuối được làm sẵn trước khi nấu. Trong căn bếp của người Êđê những ngày này, nhộn nhịp nhất có lẽ là thời khắc những người phụ nữ tất bật bên bếp - người thổi bếp, người giã gạo với lá yao, người gọt đu đủ, người cắt lõi chuối.
Khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người Êđê xào xương, sau đó bỏ đu đủ, lõi chuối, môn thục, cà đắng vào xào chung rồi bỏ nước vào nồi canh. Đợi cho đến khi nước sôi, người Êđê sẽ chắt nước từ hỗn hợp bột gạo với lá yao đã giã nát để bỏ vào nồi canh rồi nêm các gia vị để có một món canh bột lá yao nóng hổi, thơm phức.
Bột gạo và lá yao là hai nguyên liệu quan trọng nhất của món canh lá yao. Những người phụ nữ Êđê phải dậy sớm vào rừng để hái lá hoặc từ chiều hôm trước để đủ vị xanh và giữ hương thơm của lá. Những lá được chọn hái là những lá vừa già tới, có màu xanh đậm, không dùng lá non vì khi nấu món canh sẽ không có được màu xanh đẹp mắt.
Trân trọng món canh là vậy, người Êđê chăm chút đến từng công đoạn ngay cả lúc chọn lá, người Êđê cũng phải chọn những lá vừa già tới, có màu xanh đậm, không dùng lá non vì khi nấu món canh sẽ không có được màu xanh đẹp mắt. Rồi cho đến khâu khuấy bộtm canh lửa cũng đều tay tránh cho món canh bị đặc và khét.
Khi ăn, canh bột lá yao thường được ăn kèm với cơm, cùng với các món ăn truyền thống khác của người Êđê như: cà đắng giã muối ớt, đu đủ giã kiến vàng, lá mì (sắn) xào, xôi nếp hấp).
Đối với người Êđê, cũng như những dân tộc khác trên dải đất hình chữ S thân yêu, dịp tết đến xuân về không chỉ cùng nhau làm và thưởng thức những món ăn truyền thống mà còn là dịp để gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm, cùng trao nhau những tiếng cười, xoá đi những muộn phiền của năm cũ. Có dịp, bạn hãy cùng ghé qua, để thấy và cảm nhận!
Minh ĐăngCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.