Tết đến bánh chưng đầy nhà nhưng lại cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo "hối không kịp"

Lối sống
08:52 AM 01/02/2022

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Thế nhưng với một số người, món bánh này lại có thể trở thành 'sát thủ', gây hại cho sức khỏe.

Bánh chưng là sự kết hợp hoàn hảo từ các nguyên liệu gần gũi với đời thường, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Theo bác sỹ Phan Thanh Hải - BV Y học cổ truyền TP.HCM, trong Đông y gạo nếp có vị ngọt, tính mát, dùng chữa bệnh nôn mửa, tăng tiết sữa. Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng. Còn lá dong có vị ngọt, tính hơi hàn, có lợi trong giải nhiệt, lợi tiểu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn thoải mái bánh chưng trong ngày Tết. Bởi loại bánh này rất giàu năng lượng, cứ khoảng 100g gạo nếp có 344 kcal, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Cụ thể:

Người bệnh cao huyết áp và tim mạch

Vốn dĩ những người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch đều phải kiêng những loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo…vì chúng sẽ khiến cho bệnh tình nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, hàm lượng đạm, chất béo trong bánh chưng lại quá "dư thừa" nên tốt nhất hãy tránh xa.

Người bị bệnh tiểu đường


(Tết 1/2) Tết đến bánh chưng đầy nhà nhưng lại cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo hối không kịp - Ảnh 1.

Người bệnh nên hạn chế ăn bánh chưng cùng các loại dưa hành, dưa món, củ kiệu

Gạo nếp là loại thực phẩm có có chỉ số GI cao, đây là yếu tố khiến cho lượng đường trong máu có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Nếu bệnh nhân muốn ăn bánh chưng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai, cơ thể rất nhạy cảm vì vậy càng phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong thời kỳ này, chị em đang bầu bí mà ăn nhiều bánh chưng thì sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, gây nên cảm giác khó chịu.

Người bị bệnh thận

Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo và đạm.

Người bị bệnh tim

Bánh chưng ẩn chứa nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Người bị đau dạ dày

Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...

Ăn bánh chưng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để không bị tăng cân và mắc các bệnh mãn tính, một ngày chỉ nên ăn 200-400g tương đương với 2 góc bánh chia làm 8 phần.

(Tết 1/2) Tết đến bánh chưng đầy nhà nhưng lại cực độc với những người này, biết mà tránh kẻo hối không kịp - Ảnh 2.

Người vốn có bệnh lý trong người không nên ăn bánh chưng rán để giảm chất béo

Để giảm bớt chất béo nên gói bánh chưng bằng thịt lợn nạc, không cho muối vào khi gói bánh. Hạn chế ăn bánh chưng rán, không ăn bánh chưng khi đã bị mốc, không ăn bánh chưng vào buổi tối; hạn chế ăn nhiều dưa món, củ kiệu cùng bánh chưng. Đồng thời, nên uống khoảng 1,5-2 lít/ngày để giảm cảm giác nóng trong người.

Cũng theo bác sỹ Lâm, thịt mỡ không phải là thành phần "đáng sợ" nhất trong bánh chưng vì thực chất trong bánh chưng có ít thịt mỡ. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế ăn phần mỡ này vì mỡ động vật không tốt cho sức khỏe.

Bạn nên ăn kèm thêm các loại rau quả trong ngày, uống thêm nước trái cây, ăn hoa quả để cân bằng dinh dưỡng vì trong bánh chưng không có vitamin và khoáng chất.

Tổng hợp

Nguyễn Phượng
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sắp xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối với sân bay Nội Bài Hà Nội: Sắp xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối với sân bay Nội Bài

Dự kiến tuyến đường sắt đô thị kết nối với sân bay Nội Bài sẽ được khởi động trong năm 2024 - 2025, hoàn thiện toàn bộ vào năm 2034; đoạn tuyến 2.4 Nam Thăng Long - Nội Bài đưa vào khai thác sử dụng năm 2030.