Thả diều - Nguy cơ gây sự cố an toàn điện

Xã hội
07:14 PM 09/06/2021

Việc thả diều vốn là thú vui của nhiều người, nhưng việc thả diều dưới đường dây điện, lơ là, không tuân thủ các quy định an toàn lại là hiểm họa đối với chính lưới điện truyền tải nói riêng và các điện dây trên không nói chung, đây cũng chính là hiểm họa đối với chính người dân thả diều.

Nhiều sự cố điện do thả diều

Còn nhớ, sự cố điện nghiêm trọng xảy ra vào ngày 7/5/2020 trên đường dây 220kV Hà Giang- Thái Nguyên đã khiến hàng ngàn người dân mất điện ngay trong đêm. Nguyên nhân xác định là "chú diều" bay vào đường dây gây chập điện.

photo-1623219013100

Lực lượng chức năng thu giữ diều thả vướng vào đường dây điện. Ảnh minh họa

Ông Hoàng Quốc Chí- Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) cho biết: Sự cố đã làm mất điện trên diện rộng, nhiều khu vực ở TP Thái Nguyên, Sông Công, các huyện Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Sông Công. Ngay đêm đó, Trung tâm điều khiển xa PC Thái Nguyên đã phối hợp Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc chuyển tải toàn bộ đường dây 110kV về các trạm biến áp bị ảnh hưởng sang nhận điện từ các đường dây khác.

"Chỉ một sơ suất nhỏ, cả hệ thống đường dây lớn phải cắt điện, không chỉ thiệt hại về tài sản mà nhân viên điện lực phải rất vất vả để sớm khắc phục, đảm bảo điện cho nhân dân", ông Chí nhấn mạnh.

Cũng theo số liệu từ Ban An toàn EVN, đầu năm 2020 riêng địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có 15 vụ mất điện do diều vướng vào lưới điện. Điển hình vào ngày 15/4/2020, đường dây 471E58 thôn Đắc Tà Vầng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, người dân đã thả diều do bị đứt dây nên vướng vào lưới điện gây sự cố mất điện toàn huyện. Trước đó vào tháng 3 đường dây 110kV Tam Anh- Dốc sỏi cấp điện cho huyện Núi Thành cũng bị sự cố do con diều lớn vướng qua. Khó khăn nhất lầ địa hình phức tạp nên công nhân điện càng khó khắc phục sự cố. Đơn vị đã phải nhờ sự hỗ trợ từ thiết bị bay không người lái của Công ty Truyền tải Điện 2.

Anh Nguyên Duy Dũng- Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Truyền tải Điện 2 cho biết: Ở những đường dây tải điện siêu cao áp, khả năng phóng điện rất cao,từ trường dòng điện ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của công nhân khi xử lý sự cố. Với những con diều lớn công nhân không thể trực tiếp xử lý được mà phải dùng đến thiết bị ba không người lái".

Vi phạm an toàn lưới điện có thể truy cứu hình sự

photo-1623219015562

Con diều lớn vướng vào đường dây được cán bộ điện lực tháo gỡ- ảnh Vũ Lam

Thả diều gần hành lang an toàn lưới điện, trạm biến áp sẽ làm tăng nguy co gây mất an toàn lưới điện. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, chiếc diều bay vào đường dây điện đang vận hành thì rất dễ gây chạm, chập điện, cháy nổ hư hỏng thiết bị điện, nghiêm trọng hơn là gây mất điện toàn khu vực, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân.Thậm chí người chơi diều còn bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng nếu cố tình áp sát vào đường dây điện. Nhiều trường hợp trèo lên cột điện để gỡ diều xuống mà bị điện giật.

Theo Luật sư Đặng Huy Nghĩa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Việc thả diều hay vật bay có nguy cơ va chạm vào lưới điện là hành vi vi phạm an toàn điện được nêu rõ tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Khi thả diều gần các đường dây điện rát dễ gây xảy ra việc diều quấn vào dây, trụ điện dẫn đến chạm chập, cháy nổ, có nguy cơ gây mất điện cũng như gây ra thiệt hại về người và tài sản.

Ngoài ra, để xảy ra gây sự cố lưới điện sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP, ngày 17/10/2013 của Chính phủ "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

"Theo đó, hành vi thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện sẽ bị xử phạt từ 1-5 triệu đồng, đồng thời bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố theo đúng quy định Nhà nước. Riêng các trường hợp gây ra sự cố nghiêm trọng như: hỏa hoạn, tai nạn do điện giật, mất điện diện rộng…sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật", Luật sư Nghĩa nhấn mạnh.

Việc thả diều có thể là một thú vui, "món ăn tinh thần" của nhiều người dân nhưng trên thực tế nó cũng đã gây ra hàng trăm sự cố, tai nạn chết người, nhiều vụ tai nạn thương tâm về diều và nhiều sự cố gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho nhân dân và ngành Điện. Ông Nguyễn Đăng Thiện- Phó Trưởng Ban an toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cho biết: Việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chính là phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu tình trạng này.

"Các đơn vị ngành điện đã tổ chức tuyên truyền tới các xã có lưới điện truyền tải đi qua, đồng thời ký giao ước thi đua bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải điện, tổ chức tuyên truyền cổ động trên các tuyến đường thuộc địa bàn các xã có lưới điện truyền tải, tổ chức giao lưu văn nghệ, lồng ghép nhiều chương trình bổ ích về an toàn điện cho nhân dân.

Ngành Điện cũng thường xuyên phối hợp với các ngành Công thương, giáo dục và đào tạo, công an, các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, không thả diều, vật bay gần đường dây và trạm điện. Phối hợp tốt với các ngành chức năng cương quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm gây sự cố hệ thống điện.

"Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành Điện, để bảo vệ nguồn sáng của đất nước cần sự vào cuộc đồng bộ của các ngành chức năng, phối hợp cùng ngành Điện để những vụ việc đáng tiếc, thiệt hại do diều gây ra giảm thiểu, cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân", ông Thiện nhấn mạnh.

"Nghiêm cấm thả diều, vật bay, gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện"

Nghị định số 134/2013/NĐ-CP, ngày 17/10/2013 của Chính phủ: "Hành vi thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện sẽ bị xử phạt từ 1-5 triệu đồng, đồng thời bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố theo đúng quy định Nhà nước. Riêng các trường hợp gây ra sự cố nghiêm trọng như: hỏa hoạn, tai nạn do điện giật, mất điện diện rộng…sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật".


Trương Hưng
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.