Thách thức của ngành dệt may trong năm 2025
Mặc dù có những tín hiệu khả quan cho năm sau, ngành dệt may hiện đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục được cải thiện thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Cụ thể, tính đến ngày 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của dệt may Việt Nam đạt khoảng 31 tỷ USD. VITAS dự báo năm 2024, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 44 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2023.
Mặc dù có những tín hiệu khả quan cho năm sau nhưng ngành dệt may hiện đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Báo cáo của VITAS cho biết, các doanh nghiệp hiện ít có cơ hội tiếp cận với những đơn hàng lớn, chủ yếu phải nhận những đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh và yêu cầu khắt khe.
Bên cạnh đó, các nhãn hàng đàm phán nhanh nhưng thay đổi quyết định cũng nhanh.
Hiện nay, các nhãn hàng nổi tiếng thế giới đặt hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về chất lượng, chịu trách nhiệm với người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng phát hiện chất lượng sản phẩm không ổn định, phản ánh với nhãn hàng, thì nhãn hàng sẽ dừng việc đặt hàng với doanh nghiệp…
Thách thức thứ hai mà ngành dệt may phải đối mặt chính là đơn giá không tăng. Số liệu của VITAS cho thấy, đơn giá xuất khẩu xơ, sợi trung bình của Việt Nam qua các tháng trong năm 2024 vẫn giảm so với mức nền thấp của năm 2023. Cá biệt như tháng 2, đơn giá trung bình khoảng 2.433 USD/tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thách thức cuối cùng liên quan đến việc thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất bởi hiện tại, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang đòi hỏi yêu cầu xuất xứ từ sợi, vải trở đi. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu khá nhiều xơ sợi và vải, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Đơn cử như mặt hàng sợi, trong 9 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu gần 584.000 tấn, trong đó, Trung Quốc chiếm 69% tỷ trọng.
Dự kiến, lượng nhập khẩu nguyên, phụ liệu, vải, sợi... phục vụ cho dệt may năm 2024 khoảng 25 tỷ USD, tăng so mức khoảng 21,8 tỷ USD của năm 2023.
Thách thức quan trọng nhất là mặc dù hiện ngành chưa bắt buộc phải áp dụng các quy định trong giảm phát thải khí nhà kính, tuy nhiên trong xu thế chung xanh hóa hướng tới NetZezo hiện nay, bản thân doanh nghiệp cũng phải nhận thức được là sẽ phải chủ động xanh hóa để thích ứng với các chính sách mua hàng của các nhà nhập khẩu đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để chuyển đổi xanh, ngành dệt may cần đầu tư vào một số dòng sản phẩm để thích ứng với cách thức mua hàng xu hướng xanh hóa của ngành thời trang toàn cầu… đảm bảo thích ứng được trong vấn đề sợi, dệt nhuộm và các yêu cầu đặt ra của các nhãn hàng như sản phẩm recycle, sản phẩm thân thiện môi trường…
Đặc biệt, nhận thức của doanh trong việc chủ động đầu tư đáp ứng đồng thời thực hiện các bước tiếp theo để được cấp các chứng chỉ xanh hóa (thuê các tổ chức đánh giá từ vấn hoàn thiện để được cấp chứng chỉ) qua đó góp phần nâng cao vị thế, uy tín của ngành dệt may Việt Nam trong việc đảm bảo xanh hóa, phát triển bền vững...
Minh An (t/h)Mừng xuân Ất Tỵ, núi Bà Đen Tây Ninh sẽ tổ chức Hội xuân núi Bà với quy mô lớn kéo dài suốt tháng Giêng, dự đoán đón hàng triệu lượt khách đến với ngọn núi cao nhất Nam bộ.