Thách thức trong vận hành hiện nay của các lãnh đạo tài chính
“Nếu muốn hoàn thành công việc, hãy hỏi đến những người bận rộn”.
Nguồn ảnh: Internet
Đây là câu nói quen thuộc (trong Tiếng Anh) và trong thời điểm hiện nay, những chuyên viên tài chính chính là những người đang vô cùng bận rộn với hàng tá công việc nảy sinh trong bối cảnh kinh doanh nhiều biến động.
Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những ưu tiên đang chiếm nhiều thời gian nhất trong lịch trình dày đặc của họ.
Sức khỏe va sự an toàn của nhân viên
Ưu tiên hàng đầu vẫn luôn là sức khỏe và sự an toàn của nhân viên. Đây cũng là lí do khiến hầu hết các bộ phận tài chính phải làm việc từ xa trong thời gian này. Nhiều lãnh đạo tài chính phải kiêm thêm trách nhiệm trong đội quản lý khủng hoảng và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục cũng như phải tham dự các cuộc họp lãnh đạo, hội đồng quản trị hoặc hội nghị chung bất thường.
Dòng tiền
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tìm cách bảo toàn phần tiền mặt như một bến đỗ an toàn trong những tháng tới. Họ sẽ xác định và dừng tất cả các dịch vụ không cần thiết cũng như việc thanh toán thuế.
Ngoài ra, để duy trì mối quan hệ giữa các bên, các nhân sự phụ trách Khoản Phải Trả sẽ bận rộn với việc liên lạc với các nhà cung cấp để đàm phán gia hạn các điều khoản thanh toán. Mặt khác, các nhân sự phụ trách Khoản Phải Thu cần cố gắng thu về tối đa tiền mặt ngay khi có thể.
Mức tồn kho cần phải được kiểm soát chặt chẽ theo cập nhật kế hoạch về cung - cầu. Các doanh nghiệp sẽ tồn kho một số lượng dự trữ nguyên liệu đáng kể khi đơn đặt hàng của khách hàng ít dần.
Trong trường hợp ngược lại, khi lượng nguyên liệu không được dự trữ đủ, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề khẩn cấp. Để nắm được và giảm thiểu các rủi ro này, các lãnh đạo tài chính sẽ cần làm việc chặt chẽ với những người đồng nghiệp trong bộ phận chuỗi cung ứng.
Dự báo và Lập kế hoạch
Một trong những ưu tiên hàng đầu khác là lập mô hình dự báo các tác động trực tiếp đến doanh số và chi phí. Để nắm được sâu sát điều này trong bối cảnh tình hình thay đổi nhanh chóng, các bản cập nhật hàng ngày là điều cần thiết, bao gồm cả các khoản cân đối ngân sách và dự báo mới. Nếu không có sự trợ giúp của các công cụ và quy trình tiến hành tốt nhất, nhiệm vụ này sẽ rất tốn thời gian.
Ngân hàng và Kho bạc
Đảm bảo sự hỗ trợ từ ngân hàng là điều cần thiết cho hầu hết doanh nghiệp. Các giao ước với ngân hàng và một loạt các công cụ tài chính sẽ cần được đàm phán lại. Hơn nữa, những biến động tiền tệ lớn và giá cổ phiếu giảm có thể gây ra nhiều vấn đề. Một ví dụ là bảo hiểm rủi ro không đủ lớn hoặc bị định giá thấp hơn có thể dẫn đến việc bị buộc đóng lệnh hoặc vi phạm giao ước ngân hàng.
Bảo hiểm và hợp đồng
Một vài doanh nghiệp có tầm nhìn xa sẽ đăng ký bảo hiểm để vượt qua đại dịch; tuy nhiên, hầu hết sẽ bỏ qua điều này. Phòng tài chính sẽ cần rà soát toàn bộ từng chi tiết nhỏ trên các hợp đồng (như khoản thuê và hợp đồng với nhà cung ứng) để có thể đánh giá những tác động có thể xảy ra đối với dòng tiền.
Giao tiếp
Thông tin kịp thời, chính xác, và phù hợp đến tất cả nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác là điều cần thiết. Trong đó, các công ty niêm yết sẽ có thêm gánh nặng trong việc tiết lộ các thông tin liên quan đến coronavirus.
Kiểm soát và Quản trị
Trên hết, các lãnh đạo tài chính sẽ cần xem xét các rủi ro đối với cách thức quản lý. Các vấn đề về giảm nhân sự, làm việc từ xa hay các vấn đề hệ thống có thể làm tăng rủi ro đối với việc phân chia nhiệm vụ, ủy nhiệm và phê duyệt quy trình làm việc.
Lịch trình phê duyệt mới có thể cần phải được công bố để kiểm soát chặt chẽ vấn đề chi tiêu.
Bên cạnh tất cả những vấn đề kể trên, các rủi ro an ninh mạng cũng luôn cần được chú trọng kiểm soát. Đã có báo cáo về việc lừa đảo gia tăng qua những email mà nhân viên có thể dễ dàng nhấp vào để cập nhật tin tức.
Và chỉ sau khi đã hoàn thành tất cả những việc này, các phòng ban tài chính mới có thể quay trở về với những công việc hàng ngày bình thường như một vài tuần trước đây.
James Burt - Giám đốc Khối Tài chính – Oracle Australia & New Zealand/ Enternews
Tổng cục Hải quan dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt 418.000-420.000 tỷ đồng, bằng 111,5%-112% dự toán được giao, tăng 13,4%-13,9% so với cùng kỳ năm 2023.