Thái Bình: Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Địa phương
07:37 PM 24/01/2024

Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là phương thức nhanh, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời có những giải pháp cụ thể để đưa sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử.

Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh, Thái Bình đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cơ cấu ngành công nghiệp lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm ngành chủ lực nên việc xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, công nghiệp tiêu biểu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

Thái Bình: Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số- Ảnh 1.

Các sản phẩm của tỉnh Thái Bình đang được bán trên các sàn thương mại điện tử


Để giúp các doanh nghiệp, HTX, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh từng bước tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trở thành kênh bán hàng phổ biến, các cấp, các ngành của tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX áp dụng các giải pháp công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Song hành cùng kênh phân phối truyền thống đã đi vào ổn định, thương mại điện tử hiện đã được các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tại tỉnh lựa chọn từng bước triển khai đưa nông sản, đặc sản địa phương, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu lên tiêu thụ qua các kênh trực tuyến.

Đây là giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, các sản phẩm OCOP được phát triển dựa trên thế mạnh của từng địa phương, mang nét đặc trưng riêng về văn hoá bản địa. Việc đa dạng hoá các hình thức xúc tiến thương mại, bao gồm việc đưa các sản phẩm này lên nền tảng số được xem là bước đi tất yếu, góp phần mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các địa phương.

Thái Bình: Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số- Ảnh 2.

Phiên chợ OCOP – Phiên livestream trên nền tảng Tiktok tổ chức tại tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình

Theo mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, TikTok với vai trò đối tác chiến lược đã không ngừng đưa ra những sáng kiến mới nhằm xúc tiến thương mại nông thôn, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã tổ chức Phiên chợ OCOP – Phiên livestream trên nền tảng Tiktok để quảng bá các sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những chương trình hưởng ứng tích cực chuyển đổi số, đẩy mạnh mức tiêu thụ sản phẩm OCOP cả nước. Từ đó, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phiên chợ OCOP là một sự kiện rất được mong chờ bởi chương trình sẽ giới thiệu những sản phẩm OCOP mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ của riêng Thái Bình. Đặc biệt, chương trình triển khai trên nền tảng Tiktok là một nền tảng mới, có hàng trăm triệu người sử dụng. Phiên chợ OCOP tỉnh Thái Bình diễn ra vào khung giờ vàng của Tiktok nên được hỗ trợ rất nhiều các mã giảm giá, thu hút hàng ngàn người xem và theo dõi.

Trong chương trình đã giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm OCOP nổi bật như Trà thập vị Bà Ba Tỏa, các sản phẩm VaviFarm hay thương hiệu Túy Dân đều đã đạt sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Bình. Tại đây, những người "nông dân thời 4.0" của tỉnh Thái Bình đã cùng các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok đem đến một phiên livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP sôi động, hài hước, mang đậm màu sắc văn hóa của địa phương và những câu chuyện vùng miền đặc sắc.

Thái Bình: Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số- Ảnh 3.

Phiên livestream có rất nhiều người theo dõi, bình luận và mua hàng

Việc đưa sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử đang là việc làm cấp thiết hiện nay. Đây không chỉ đơn thuần là để bán sản phẩm OCOP mà đó còn là hình thức giới thiệu sản phẩm thiết thực và hiệu quả nhất. Đồng thời là kênh thông tin để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng cũng như tiếp nhận các phản hồi của khách hàng để từ đó các chủ thể tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. Ngoài sự chủ động của các ngành chuyên môn thì vai trò quan trọng hơn cả đến từ các doanh nghiệp, HTX, các hộ kinh doanh phải từng bước thay đổi tư duy bán hàng từ truyền thống sang hình thức online.

Ý kiến của bạn
Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống

Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".