Thái Bình: Dự kiến còn 60 xã, 5 phường sau sắp xếp

Địa phương
06:50 AM 20/04/2025

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức hội nghị thông tin về việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Mục tiêu cao nhất của việc sắp xếp ĐVHC là nhà phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho ĐVHC mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các ĐVHC có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liên kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Thái Bình: Dự kiến còn 60 xã, 5 phường sau sắp xếp- Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: Thành Trung

Sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp là yêu cầu cấp thiết, tất yếu nhằm tái định vị không gian phát triển tự nhiên và kinh tế, gắn kết về lịch sử, văn hóa, địa lý đề hình thành nên một thực thể hành chính - kinh tế có quy mô đủ lớn; từ đó, mở rộng tầm phát triển đi đôi với đôi mới, nâng cao năng lực quản trị đů mạnh, có sức cạnh tranh cao đề hội nhập chuỗi giá trị quốc gia và toàn cầu. Tạo điều kiện để đi phương và đất nước ta phát triển đồng đều hơn, hình thành các trung tâm kinh tế mới có sức cạnh tranh cao hơn ở cả tầm khu vực và quốc tế. 

Quan trọng hơn là để hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số, quản trị số, phát triển đô thị thông minh, vùng kinh tế tích hợp và hành chính linh hoạt giúp giao dịch hành chính được xử lý nhanh, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp theo quan điểm "cái mới phải tốt hơn cái cũ", Nhân dân phải được phục vụ tốt hơn.

Theo kế hoạch tỉnh Thái Bình sau sắp xếp lại ĐVHC trên toàn tỉnh sẽ còn 60 xã và 5 phường gồm: Thành phố Thái Bình 5 phường; huyện Thái Thụy 11 xã; huyện Tiền Hải 8 xã; huyện Quỳnh Phụ 9 xã; huyện Đông Hưng 9 xã; huyện Hưng Hà 8 xã; huyện Kiến Xương 9 xã; huyện Vũ Thư 6 xã. (Giảm từ 242 xã xuống còn 65 xã).

Cũng theo thông tin từ lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Thái Bình, dự kiến tỉnh Thái Bình sẽ được sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Việc hợp nhất 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là cần thiết, cả 2 tỉnh đều có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và có vị trí địa lý liền kề; truyền thống lịch sử hình thành gắn với lịch sử cách mạng miền Bắc; giao thoa tương đồng về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đồng và tương hỗ trợ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng. 

Việc hợp nhất 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất 2 tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng đồng bằng Sông Hồng. Sự kết hợp giữa công nghiệp, dịch vụ và kinh tế ven biển, du lịch, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất phát triển gắn với lợi thế kết nối liên vùng, giao thương nội địa và phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, nông nghiệp.

Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy trên địa bàn toàn tỉnh.

Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là một định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đảng được triển khai khẩn trương, là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế, chuẩn bị cho "tầm nhìn 100 năm" phát triển đất nước.

Thành Trung
Ý kiến của bạn