Thái Bình: Huyện Thái Thụy chủ động ứng phó với thiên tai
Huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã đề ra nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2024 nhằm tích cực, chủ động chuẩn bị sớm và đầy đủ mọi yếu tố, điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN).
Trong thời gian vừa qua, tình hình mưa bão trên cả nước vẫn diẽn biến rất phực tạp. Để chủ động phòng, chống các tình huống thiên tai , góp phần ổn định xã hội và thực hiện thành công nhiêm vụ phát triển kinh tế, từ những kinh nghiệm thực tiễn những năm trước đó, huyện Thái Thụy đã đề ra nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai của năm 2024, nhằm tích cực, chủ động chuẩn bị sớm và đầy đủ mọi yếu tố, điều kiện cần thiết cho công tác PCTT&TKCN; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ", kiên quyết giữ vững hệ thống đê điều; đề phòng và đối phó tích cực, kịp thời, có hiệu quả với những con bão mạnh, siêu bão, lũ cao, triều cường trùng hợp và những đợt mưa lớn kéo dài; giải quyết tốt và kịp thời việc tiêu úng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tiễn để có giải pháp thực hiện hiệu quả; đồng thời phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân với phương châm "4 tại chỗ"; phải năng động, sáng tạo, quyết đoán, quyết liệt trong lãnh đạo,c hỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Đối với chính quyền các cấp cần kịp thời kiện toàn Ban Chỉ huy, phân công lãnh đạo, đơn vị và cán bộ kỹ thuật của tỉnh; trưng dụng và phân công cán bộ kỹ thuật; giao chỉ tiêu vật tư, nhân lực, phương tiện vận tải,... tham gia bảo đảm công tác phòng,chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống đê, kè, cống, công trình thủy lợi... nhất là những khu vực trọng điểm, xung yếu; đánh giá phân loại chất luợng công trình để có kế hoạch xây dựng, tu bổ, sửa chữa và xử lý ẩn họa trước mùa mưa bão.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương; xây dụng phương án, kế hoạch, chuần bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, vật tư để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" nhằm chủ động ứng phó kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các tình huống thiên tai xảy ra.
Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tǎng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi,... để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đề cao ý thức cảnh giác, chủ động, sáng tạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai xảy ra.
Chủ động phối hợp cùng với các địa phương, đơn vị tích cực vận động, tuyên truyền để đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Hiện huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình có 87,3km đê thuộc địa bàn 20 xã, thị trấn; 13 điếm canh; 26 kè lát mái với chiều dài 40,9km; dưới đê có 67 cống; 2 khu neo đậu để tàu thuyền tránh trú bão (khu neo đậu cửa sông Trà Lý, khu neo đậu cửa sông Diêm Hộ).
Sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng công trình đê điều, thuỷ lợi trước mùa mưa bão; tập trung đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án tuyến đường ven biển và công trình trạm bơm chống ngập Mai Diêm thuộc dự án khu công nghiệp Liên Hà Thái đẩy nhanh tiến độ thi công bảo đảm công tác PCTT. Bên cạnh đó, huyện đã thực hiện quyết định hoành triệt và cắm cừ dự phòng các cống xung yếu dưới đê, xử lý vi phạm đê điều; xây dựng phương án xử lý trọng điểm.
Ông Lê Nguyên Hoài, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện cho biết: Trước ngày 31/5, huyện đã thành lập xong Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, cụm, xã; đã kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống đê, kè, cống, các công trình PCTT của cụm, xã trên cơ sở đó xác định các trọng điểm xung yếu để có biện pháp chủ động, tích cực ứng phó với các tình huống thiên tai, bão, lũ. Các địa phương củng cố lực lượng xung kích hộ đê với 3.390 người; vật tư, phương tiện đã chuẩn bị đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng.
Cụ thể, chuẩn bị về phương tiện giao thông (14 tàu thuyền, 18 ô tô con, 4 ô tô khách); vật tư (5.300m3 đất dự trữ, 5.000 cây tre, 255.100 bao các loại, 5.000 đèn pin, 4.358m3 đá hộc). Đến ngày 30/6, các địa phương, đơn vị sẽ tiến hành xong tổ chức tập huấn lực lượng phục vụ phục vụ công tác PCTT.
Tại các vị trí trọng điểm, đê điều xung yếu, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, bố trí lực lượng tuần tra, canh gác 24/24 giờ, sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp trong suốt mùa mưa bão, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ.
Thành Trung - Đức ThạnhCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.