Thái Bình: Huyện Vũ Thư phấn đấu trên 80% sản phẩm tham gia chương trình OCOP đạt 3 sao trở lên
Huyện Vũ Thư đặt mục tiêu có trên 80% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024 được công nhận đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó lựa chọn 1 sản phẩm đạt 70 điểm trở lên đăng ký với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thái Bình đánh giá, phân hạng sản phẩm 4 sao.
Theo đó, huyện Vũ Thư sẽ khảo sát, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn trên 8 chủ thể ở các xã: Tân Hòa, Tân Phong, Duy Nhất, Vũ Hội, Hòa Bình, Nguyên Xá... đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024. Củng cố và phát triển 60-70 tổ chức kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ sản xuất để mở rộng quy mô sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử). 100% sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền chứng nhận đạt sao có in logo thứ hạng sao, có mã số, mã vạch để truy suất nguồn gốc theo quy định.
Để đạt được những mục tiên trên, huyện Vũ Thư tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận cho người dân khi triển khai, thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát tổng hợp, đánh giá, lựa chọn các cơ sở có sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn để đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình; hướng dẫn các chủ thể xây dựng, triển khai phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh; các quy định về bao bì đóng gói, nhãn mác sản phẩm hàng hoá; về bảo vệ môi trường trong sản xuất; về an toàn vệ sinh thực phẩm. Phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai Chương trình về xây dựng thương hiệu; hướng dẫn các chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước về tín dụng, khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề…
Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại thực địa, thường xuyên và liên tục đối với các chủ thể sản xuất sản phẩm tiềm năng để triển khai phương án sản xuất kinh doanh.Văn phòng thường trực Chương trình OCOP huyện tiếp nhận đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình năm 2024 của các tổ chức, cá nhân. Phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai Chương trình: phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương.
Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm: Hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm được đánh giá, phân hạng, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, tập trung đổi mới và cải tiến công nghệ, quy trình kỹ thuật, mở rộng vùng nguyên liệu địa phương, quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm OCOP theo quy định tại Quyết định số 148/QĐTTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong tháng 10/2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Vũ Thư tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. UBND huyện Vũ Thư ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, chuyển hồ sơ và sản phẩm đạt từ 70 điểm trở lên đề nghị tỉnh đánh giá, phân hạng; Quyết định cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắnvới các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.
Kiểm tra, giám sát công tác duy trì, phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận, định hướng phát triển sản phẩm áp dụng các quy trình sản xuất công nghệ tiên tiến (ISO, HACCP, VietGAP, hữu cơ…) để nâng hạng sao sản phẩm.
Châu NguyênVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.