Thái Bình kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3
Sáng ngày 7/9, Đoàn kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của cơn bão số 3 tại một số địa phương.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại cảng cá Cửa Lân, xã Nam Thịnh, đê số 6 đoạn qua xã Đông Minh chưa có công trình giảm sóng phía ngoài, nguy cơ nước biển tràn đê khi bão vào; khu neo đậu tàu thuyền xã Mỹ Lộc, kè Phúc Tân, xã Thái Phúc (Thái Thụy).
Theo báo cáo nhanh của huyện Tiền Hải đến 6 giờ sáng ngày 7/9 trên địa bàn huyện Tiền Hải đã có gió to và mưa. Trước 18 giờ ngày 6/7, huyện đã hoàn thành việc kêu gọi toàn bộ tàu thuyền, ngư dân, lao động làm ăn trên biển, ngư dân, lao động tại các chòi canh ngao, khu nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú bão an toàn. Cùng với đó, huyện tổ chức đưa người dân ở nhà yếu, người già cả, neo đơn đến nơi trú ẩn kiên cố. Huyện duy trì chế độ trực 100% lực lượng, cử cán bộ huyện phụ trách từng địa bàn để đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó với bão. Đến 9 giờ sáng ngày 7/9, trên địa bàn huyện chưa ghi nhận thiệt hại do bão gây ra.
Theo thống kê, tổng hợp báo cáo ban đầu của huyện Thái Thụy, đến 24 giờ ngày 6/9, các địa phương trên địa bàn huyện đã huy động được 12 máy xúc, 27 xe ô tô vận tải để thực hiện công tác chuẩn bị ứng phó với bão; đã đóng được 9.750 bao cát (khoảng 300 m3) để chủ động xử lý các điểm xung yếu đối với đê điều tại địa phương. Cùng với đó mỗi địa phương luôn duy trì từ 30- 35 người túc trực (10- 15 người tại trụ sở xã, thị trấn; 30 - 35 người tại các cơ sở thôn, tổ dân phố và tại các điểm xung yếu) và Ban Quản lý dự án Xây dựng cơ sở gạ tầng huyện trưng dụng, huy động 10 máy xúc, 10 xe ô tô tải túc trực tại các điểm theo chỉ đạo để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra tại địa phương. Sáng ngày 7/9, đã có 50 cán bộ, chiến sỹ lực lượng quân sự và 60 cán bộ, chiến sỹ của lực lượng công an được tăng cường về huyện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.
Tại các điểm kiểm tra, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh. Chủ động nắm tình hình, diễn biến của bão, sẵn sàng và triển khai các phương án ứng phó, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi bão đổ bộ vào đất liền. Tăng cường tối đa thời lượng thông tin, tuyên truyền dưới mọi hình thức về bão để người dân nắm được, chủ động, cảnh giác phòng, tránh. Các lực lượng thường trực, cấp ủy, chính quyền các địa phương ven biển, ven sông, nơi neo đậu tàu thuyền, nơi có các điểm xung yếu thường xuyên kiểm tra, ứng trực, sẵn sàng các điều kiện theo phương châm "4 tại chỗ" để xử lý các tình huống có thể xảy ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ; duy trì nghiêm lệnh cấm biển, tuyệt đối không để ngư dân, người lao động trở lại chòi canh ngao và các phương tiện tàu thuyền; bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản do bão gây ra. Tiếp tục rà soát, kiểm tra các công trình trọng điểm, kho tàng, bến bãi, trường học, bệnh viện, nhà yếu để có phương án gia cố, bảo vệ, hỗ trợ di dời khi có yêu cầu.
Lãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.